Mở cửa hàng có cần đăng ký kinh doanh

Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng được quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của LEGALAM để được giải đáp.

Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?
Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?

1. Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP  Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một số hoạt động không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Các hoạt động này bao gồm:

(1) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

(2) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

(3) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

(4) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

(5) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

(6) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo đó, tùy thuộc vào hình thức hoạt động của cửa hàng mà có cần đăng ký kinh doanh hay không. 

  • Nếu là các loại hình kinh doanh nhỏ như: buôn bán hàng rong, xe bán hàng lưu động, buôn bán đồ ăn vặt,… không có địa điểm kinh doanh cố định thì bạn thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh.
  • Nếu bạn dự định mở cửa hàng tại một địa điểm cố định, hoạt động thường xuyên lâu dài thì bạn cần xin Giấy phép kinh doanh để đủ điều kiện hoạt động. 

2. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh cửa hàng

Mở cửa hàng kinh doanh nhỏ là mô hình nhỏ lẻ nên hộ kinh doanh cá thể là hình thức hoạt động phù hợp nhất. Quy trình đăng ký hộ kinh doanh cá thể được thực hiện qua các bước sau:

  1. Chuẩn bị hồ sơ:
    • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
    • Bản sao hợp lệ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân
    • Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ (nếu ngành nghề yêu cầu)
  2. Nộp hồ sơ:
    • Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
    • Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
  3. Nhận kết quả:
    • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Tham khảo: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể online – Hướng dẫn chi tiết

3. Một số lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng

Đối tượng khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể

  • Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình, là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi toàn quốc.
  • Không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh ngoại trừ trường hợp được sự thống nhất của các thành viên hợp danh còn lại.

Cách đặt tên hộ kinh doanh

Cách đặt tên hộ kinh doanh cũng tương tự với việc đặt tên doanh nghiệp. 

  • Bắt buộc phải có tên riêng và bảo đảm có đủ 2 yếu tố là: Hộ kinh doanh và Tên riêng hộ kinh doanh. 
  • Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh cũng không nên đặt tên bằng những từ ngữ có thể gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp. (hoặc không thêm vào tên của thành tố “công ty” hoặc “doanh nghiệp”,…) 
  • Ngoài ra, tên riêng của hộ kinh doanh cũng không được đặt trùng lặp với tên riêng của hộ kinh doanh khác trong cùng một khu vực quận/huyện. Không sử dụng tên tiếng anh. (nếu sử dụng tên tiếng anh phải có dấu giữa các chữ cái). 

Danh mục ngành nghề

  • Hộ kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và phải đáp ứng được những điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có những quy định riêng.
  • Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh các ngành nghề có điều kiện từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và đảm bảo đáp ứng những điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Lưu ý: Có những ngành nghề yêu cầu bắt buộc về loại hình kinh doanh là doanh nghiệp nên hộ kinh doanh không được đăng ký những ngành nghề này.

4. Đăng ký mở cửa hàng kinh doanh có phải đóng thuế không?

Cũng như doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng có nghĩa vụ đóng thuế:

  • Lệ phí môn bài (hàng năm)
  • Thuế TNCN và thuế TNDN (thuế khoán)

Tuy nhiên, hộ kinh doanh chỉ phải đóng thuế khi có doanh thu trên 100 triệu/năm.

Xem thêm: Quy định về thuế cho hộ kinh doanh cá thể

5. Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại LEGALAM

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý có thể xảy ra đảm bảo công việc được suôn sẻ, mời bạn tham khảo dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại LEGALAM:

Tổng chi phí dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại LEGALAM là 1.500.000 trọn gói không phát sinh:

  • Tư vấn các quy định pháp lý liên quan để khách hàng nắm được;
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lý cần thiết;
  • Thay mặt Khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước;
  • Theo dõi hồ sơ, xử lý tình huống phát sinh
  • Hỗ trợ pháp lý sau dịch vụ cho Khách hàng.

Lưu ý: Chi phí trên có thể sẽ có sự thay đổi tùy từng địa bàn đăng ký. Liên hệ ngay 0936 061359 để được hỗ trợ nhanh nhất.

6. Một số câu hỏi thường gặp về Giấy phép kinh doanh cửa hàng

6.1 Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Tùy thuộc vào hình thức hoạt động của cửa hàng mà có cần đăng ký kinh doanh hay không. 

  • Nếu là các loại hình kinh doanh nhỏ như: buôn bán hàng rong, xe bán hàng lưu động, buôn bán đồ ăn vặt,… không có địa điểm kinh doanh cố định thì bạn thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh.
  • Nếu bạn dự định mở cửa hàng tại một địa điểm cố định, hoạt động thường xuyên lâu dài thì bạn cần xin Giấy phép kinh doanh để đủ điều kiện hoạt động.

6.2 Mở cửa hàng nhỏ có phải đóng thuế không?

Tùy thuộc vào hình thức hoạt động:

  • Cá nhân cắt tóc trên vỉa hè: không cần đăng ký kinh doanh, không phải đóng thuế
  • Mở tiệm cắt tóc: đăng ký hộ kinh doanh cá thể và đóng thuế theo quy định.

6.3 Mức thuế đối với hộ kinh doanh cửa hàng?

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi kinh doanh các bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) có mức thuế suất là 1,5%.

Bài liên quan

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh?

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì nên đăng ký dưới hình thức nào? Điều kiện,...
Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh bida

Giấy phép kinh doanh bida

Kinh doanh bida có cần đăng ký xin giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì điều kiện, thủ tục tục, hồ sơ xin giấy...
Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ

Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ

Đăng ký kinh doanh nhà nghỉ là thủ tục bắt buộc để cơ quản lý có thể quản lý được hoạt động kinh doanh của...
Thủ tục đăng ký kinh doanh kinh doanh homestay

Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh homestay

Đăng ký kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh khá mới, hiện trong các văn bản pháp luật không có thuật ngữ này. Tuy...
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh Karaoke

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh Karaoke

Kinh doanh Karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Điều kiện, hồ sơ,...
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh nhà trọ

Giấy phép kinh doanh nhà trọ

Hiện nay, kinh doanh nhà trọ là ngành nghề chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy,...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359