Bán hàng online có cần đăng ký Giấy phép kinh doanh không? Có những hình thức đăng ký kinh doanh online nào? Bán hàng online thì phải nộp thuế như thế nào? Tất cả sẽ được làm rõ qua bài viết dưới đây của LEGALAM.
1. BÁN HÀNG ONLINE CÓ CẦN ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một số hoạt động không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Các hoạt động này bao gồm:
(1) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
(2) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
(3) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
(4) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
(5) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
(6) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Dựa trên quy định trên, có thể thấy, bán hàng online không thuộc các trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội hay website được xem là hoạt động kinh doanh chính thức, thường xuyên, có địa điểm kinh doanh cố định nên cần phải xin Giấy phép kinh doanh.
2. LỢI ÍCH KHI ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH ONLINE
Như đã phân tích ở trên, bán hàng online bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn:
Hoạt động kinh doanh hợp pháp: Việc đăng ký kinh doanh giúp hoạt động kinh doanh trở nên hợp pháp, giảm thiểu rủi ro bị xử phạt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh.
Tăng uy tín với khách hàng: Một doanh nghiệp được đăng ký sẽ tạo dựng được lòng tin hơn từ phía khách hàng, giúp nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường; tăng sức cạnh tranh với đối thủ.
Thuận lợi trong mở rộng kinh doanh: Khi có giấy phép kinh doanh, việc mở rộng quy mô và tìm kiếm đối tác cũng trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể tham gia vào các hoạt động thương mại lớn hơn và thu hút đầu tư từ bên ngoài.
3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHI BÁN HÀNG TRÊN SHOPEE
Nhà bán hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh để đăng ký hoạt động.
3.1 Đăng ký hộ kinh doanh
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân
- Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ (nếu ngành nghề yêu cầu)
- Nộp hồ sơ:
- Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
- Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
- Nhận kết quả:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Xem chi tiết: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
3.2 Thành lập công ty
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập đối với Công ty TNHH 2 thành viên/Công ty cổ phần
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân của người đại diện theo pháp luật
- Nộp hồ sơ:
- Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
- Nhận kết quả:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Xem chi tiết: Thủ tục thành lập công ty – Hướng dẫn chi tiết
4. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH ONLINE
- Lựa chọn tên phù hợp với loại hình kinh doanh và quy định pháp luật
- Địa chỉ kinh doanh: không được đặt ở chung cư hay nhà tập thể (có chức năng để ở)
- Vốn điều lệ: lựa chọn mức vốn phù hợp với quy mô kinh doanh, đáp ứng mức vốn tối thiểu với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định
- Đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và báo cáo tài chính định kỳ trong suốt quá trình hoạt động
Xem chi tiết: Điều kiện thành lập công ty
6. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRỌN GÓI
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp
- Tiết kiệm thời gian và công sức:
- Không cần tự tìm hiểu các thủ tục phức tạp
- Giảm thời gian đi lại và chờ đợi tại các cơ quan nhà nước
- Đảm bảo tính pháp lý:
- Hồ sơ được chuẩn bị bởi chuyên gia am hiểu luật pháp
- Giảm thiểu rủi ro bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung
- Tư vấn chuyên nghiệp:
- Được tư vấn về lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp
- Hỗ trợ trong việc xác định mã ngành nghề chính xác
- Hỗ trợ pháp lý thường xuyên sau dịch vụ.
Nội dung dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói tại Công ty Luật LEGALAM:
- Tư vấn lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh phù hợp
- Tư vấn lựa chọn tên, ngành nghề, vốn điều lệ, địa chỉ đặt trụ sở phù hợp quy định pháp luật
- Hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ
- Thay Khách hàng soạn thảo hồ sơ đầy đủ và nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Theo dõi, cập nhật tiến độ liên tục
- Nhận và trao trả kết quả tận nơi
- Hỗ trợ, thực hiện các thủ tục sau khi có Giấy phép kinh doanh
Tham khảo:
Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh cá thể
7. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN
7.1 Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?
Có. Bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, qua các trang mạng xã hội hay website không thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Các sàn thương mại điện tử yêu cầu người bán phải có mã số thuế và giấy phép đăng ký kinh doanh để mở cửa hàng.
7.2 Làm thế nào để kê khai và nộp thuế cho hoạt động bán hàng online?
Người bán hàng online cần phải kê khai thuế theo quy định của pháp luật. Để thực hiện điều này, bạn cần:
- Đăng ký mã số thuế cá nhân/ doanh nghiệp nếu chưa có.
- Kê khai thuế hàng tháng hoặc hàng quý tùy thuộc vào loại kinh doanh.
- Nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương hoặc qua các dịch vụ nộp thuế điện tử.
Cá nhân kinh doanh cần lưu ý rằng việc không kê khai và nộp thuế có thể dẫn đến các hình phạt từ cơ quan thuế.
Xem thêm:
Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế gì?
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?
7.3 Có những ngành hàng nào bị cấm hoặc hạn chế khi bán online không?
Có một số ngành hàng bị cấm hoặc hạn chế khi bán online, bao gồm:
- Sản phẩm vi phạm bản quyền.
- Động vật và chế phẩm từ động vật.
- Đồ cổ và các tạo tác nghệ thuật.
- Mỹ phẩm đã qua sử dụng.
- Tiền giả và thẻ tín dụng giả.
Người bán cần phải tuân thủ các quy định của từng nền tảng thương mại điện tử để tránh bị xử lý vi phạm.
7.4 Làm sao để bảo vệ thương hiệu và sản phẩm khi bán hàng online?
Để bảo vệ thương hiệu và sản phẩm, bạn nên:
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu và logo để có quyền lợi pháp lý.
- Theo dõi và ngăn chặn việc sử dụng trái phép thương hiệu của bạn.
- Cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm để tạo lòng tin với khách hàng.
Việc bảo vệ thương hiệu không chỉ giúp bạn tránh được các tranh chấp mà còn tăng cường uy tín trong mắt người tiêu dùng.
7.5 Có cần giấy phép kinh doanh đặc biệt nào khi bán các mặt hàng đặc thù (như thực phẩm, mỹ phẩm) trên mạng không?
Đối với các mặt hàng đặc thù như thực phẩm và mỹ phẩm, bạn cần có giấy phép kinh doanh đặc biệt. Cụ thể:
- Đối với thực phẩm, cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đối với mỹ phẩm, cần có giấy phép lưu hành sản phẩm và sổ tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Các giấy tờ này là bắt buộc để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.