Điều cần biết về nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu hàng hoá được coi là tài sản trí tuệ vô giá có ý nghĩa to lớn đối với quá trình tồn tại, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp ngày nay đã bỏ không ít những công sức để tạo dựng những nhãn hiệu riêng biệt cho doanh nghiệp và xây dựng nhãn hiệu của mình trở thành nhãn hiệu nổi tiếng. Công ty Luật Legalam với kinh nghiệm 15 năm cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những vấn đề liên quan đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho khách hàng về nhãn hiệu nổi tiếng.

1.Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Căn cứ vào Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Tại Việt Nam, một số nhãn hiệu nổi tiếng gồm: Vinamilk, Vinacafe, Petrolimex,…

2.Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng nếu đạt các tiêu chí sau đây:

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

3.Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu dựa trên các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu như các nhãn hiệu thông thường chỉ được bảo hộ trong phạm vi hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn thì nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ ở mức cao hơn. Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng kể cả đối với những hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nếu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

4. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

  • Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
  • Hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ: Tranh chấp giữa mì tôm Hảo Hảo của Acecook và mì tôm Hảo Hạng của Asia Foods

Năm 2015, Acecook phát hiện một sản phẩm của Asia Foods mang dấu hiệu “Mì Hảo hạng, Tôm chua cay, hình” có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo hảo, Tôm chua cay, hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360 ngày 29/04/2005 của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (Acecook).

Cụ thể như sau: Kiểu chữ, sợi mì gói, hình dáng tô mì, màu sắc chủ đạo của bao bì tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mì Hảo Hảo bảo hộ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Cho rằng thiết kế mới đây của mì Hảo Hạng giống hệt với bao bì mì Hảo Hảo của mình. Acecook Việt Nam quyết định đã khởi kiện ra toà án, với bốn vấn đề: Xác định hành vi vi phạm của Asia Foods, yêu cầu chấm dứt vi phạm, Asia Foods ra thông báo xin lỗi công khai trong ba kỳ, bồi thường thiệt hại cho Acecook.

5.Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu tại Legalam

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ý bảo hộ nhãn hiệu
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
  • Theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn của hồ sơ khách hàng
  • Trao đổi, tư vấn miễn phí với khách hàng với mọi thắc mắc sau khi được đăng ký nhãn hiệu

cong-ty-Legalam

Bài liên quan

Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công

Sản xuất rượu thủ công là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thủ tục xin Giấy phép sản xuất rượu thủ công là cần...

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của...

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Những điều cần biết khi thành lập công ty, doanh nghiệp mà bạn nhất định phải biết. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ, chi phí...

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là điều kiện cần thiết để hoạt động trong lĩnh vực này vì đây là ngành nghề...

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không? Thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp...

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh bể bơi

Xin Giấy phép kinh doanh bể bơi là thủ tục pháp lý cần thiết để cơ sở kinh doanh bể bơi đáp ứng đầy đủ...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359