Quy định về vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

Vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể được pháp luật quy định như thế nào? Nên để mức vốn cao hay thấp? LEGALAM sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về vấn đề này, giúp bạn hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Quy định về vốn điều lê hộ kinh doanh cá thể
Quy định về vốn điều lê hộ kinh doanh cá thể

1. QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐIỀU LỆ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Theo quy định của Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trong trường hợp các thành viên trong hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, một thành viên được ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh. Người cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh được gọi là chủ hộ kinh doanh.”

Theo đó, hộ kinh doanh cá thể được thành lập và chịu trách nhiệm bởi cá nhân hoặc hộ gia đình tự bỏ vốn và hoạt động kinh doanh, với toàn bộ tài sản của họ. Điều này đồng nghĩa với việc vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách biệt khỏi tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có một mức số vốn tối thiểu hay tối đa cụ thể được yêu cầu để đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần xem xét những điều sau:

  • Vốn điều lệ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh, dù có vốn điều lệ nhiều hay ít, đều có quyền lợi và trách nhiệm tương đương.
  • Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ.
  • Trong trường hợp hộ kinh doanh dừng hoạt động, sau khi sử dụng hết số vốn điều lệ để thanh toán các nợ nhưng vẫn còn nợ, chủ hộ kinh doanh phải sử dụng tài sản cá nhân để thanh toán nợ đó.

2. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH MỨC VỐN ĐIỀU LỆ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1.1. Năng lực tài chính:

Chủ hộ kinh doanh cần đảm bảo có đủ vốn để khởi đầu và duy trì hoạt động kinh doanh của hộ. Số vốn cần thiết sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, chi phí vận hành, mức độ rủi ro và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh.

1.2. Quy mô kinh doanh:

Hộ kinh doanh có quy mô lớn hơn thường đòi hỏi số vốn đầu tư lớn hơn để đáp ứng các yêu cầu về vật liệu, nhân công, quảng cáo, và phát triển sản phẩm/dịch vụ.

1.3. Ngành nghề kinh doanh:

Mỗi ngành nghề có các yêu cầu về vốn khởi đầu khác nhau. Ngành nghề có tính cạnh tranh cao và cơ hội sinh lời nhanh thường đòi hỏi số vốn đầu tư lớn hơn.

1.4. Chiến lược kinh doanh:

Chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh, bao gồm kế hoạch mở rộng, phát triển sản phẩm/dịch vụ, cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định số vốn cần đầu tư.

3. NÊN ĐỂ VỐN ĐIỀU LỆ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ BAO NHIÊU LÀ PHÙ HỢP?

Theo kinh nghiệm thực tế nhiều năm khi làm việc với hàng nghìn hộ kinh doanh cũng như cơ quan nhà nước, chúng tôi thường tư vấn Khách hàng nên đăng ký vốn điều lệ hộ kinh doanh ở mức thấp thay vì quá cao, bởi cơ quan thuế thường áp dụng các tiêu chí sau để xác định mức thuế khoán hàng tháng:

  • Vốn cao hay thấp
  • Vị trí kinh doanh: Đâu là khu vực sầm uất, có mặt bằng thuận lợi như mặt tiền hoặc trong hẻm?
  • Phạm vi tiêu thụ của sản phẩm hoặc dịch vụ: Có nhu cầu tiêu thụ lớn không?

Mặt khác, các loại thuế và cách tính thuế thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh, không có một mức thuế cố định.

Mức lệ phí (thuế) môn bài với hộ kinh doanh được quy định như sau:

– Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm phải nộp 1.000.000 đồng/năm.

– Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm phải nộp 500.000 đồng/năm.

– Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm phải nộp 300.000 đồng/năm.

4. HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

4.1 Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng đầu tiên. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau đây:

  • Đơn đăng ký thành lập hộ kinh doanh
  • Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh: Đây là tài liệu xác minh danh tính của cá nhân.
  • Biên bản cuộc họp gia đình: Trong trường hợp chủ hộ kinh doanh là một thành viên trong gia đình, biên bản cuộc họp gia đình cần được lập để xác nhận sự đồng ý của các thành viên trong gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
  • Ủy quyền bằng văn bản: Nếu cần thiết, các thành viên gia đình khác trong hộ kinh doanh cần phải cung cấp bản ủy quyền cho một thành viên đại diện.
  • Các tài liệu bổ sung khác: Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương, có thể yêu cầu các tài liệu bổ sung khác.

4.2 Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, cá nhân hoặc đại diện của hộ gia đình sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký kinh doanh của địa phương có hộ kinh doanh. Thời gian nộp hồ sơ thường chỉ mất vài phút, tùy thuộc vào khối lượng công việc của cơ quan đăng ký.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành các bước xác minh, kiểm tra thông tin. Thời gian xử lý hồ sơ thường kéo dài 3 ngày làm việc, tùy thuộc vào tình hình công việc và quy trình xử lý của cơ quan.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Sau khi hồ sơ được xử lý hoàn chỉnh và đạt yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Thời gian này là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Tổng cộng, quy trình này thường mất khoảng từ 3 đến 5 ngày làm việc từ khi nộp hồ sơ cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể tại từng địa phương và tình trạng làm việc của cơ quan đăng ký.

Xem thêm:

Trên đây là những phân tích của Công ty Luật LEGALAM dưới góc độ pháp lý và kinh nghiệm thực tế. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp cho hộ kinh doanh cá thể.

Bài liên quan

Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân hay không?

Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không

“Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? ” Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đoc gửi về LEGALAM. Bài viết sau...
Quy định về thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Quy định về thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Bạn cần tìm hiểu về “Thuế cho hộ kinh doanh cá thể” để đảm bảo việc kinh doanh của mình tuân thủ pháp luật và...
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh [Góc giải đáp]

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh là thắc mắc của rất nhiều người bởi mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm...
Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể uy tín, trọn gói

Bạn đang cần tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể uy tín với chi phí hợp lý?...
Hộ kinh doanh cá thể: Tất tật những điều cần biết

Hộ kinh doanh cá thể: Tất tật những điều cần biết

Hộ kinh doanh cá thể là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, LEGALAM sẽ cung...
Hướng dẫn quy trình đăng ký kinh doanh hộ cá thể nhanh gọn 2023

Hướng dẫn quy trình đăng ký kinh doanh hộ cá thể đơn giản

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một trong những thủ tục phổ biến hiện nay khi HKD ra đời ngày càng nhiều. Mô...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

[email protected] T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359