Thủ tục thành lập công ty TNHH

Thành lập công ty TNHH là mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Vậy để thành lập công ty TNHH cần điều kiện, hồ sơ, thủ tục như thế nào?

Mời bạn theo dõi bài viết sau của LEGALAM để được giải đáp.

1. Điều kiện thành lập Công ty TNHH

 1.1 Điều kiện về chủ thể

Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty theo quy định pháp luật khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020 (cán bộ, công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan,…)

Ngoài ra, pháp luật đã quy định cụ thể những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp.

1.2 Điều kiện về Vốn điều lệ

Đối với những ngành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định thì pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập Công ty Cổ phần mà phụ thuộc vào quy mô thực tế của doanh nghiệp.

Đối với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối đa.

1.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp đặt tuy nhiên, pháp luật quy định một số nguyên tắc nhất định:

  • Tên công ty phải viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố sau đây: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn.
  • Tên doanh nghiệp có thể bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục dân tộc.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông XYZ,…

1.4 Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

1.5 Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp.
  • Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.
  • Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Không được đặt trụ sở tại chung cư, tập thể.

1.6 Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

Các chức danh có thể đứng người đại diện theo pháp luật bao gồm:

Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty.

Một Công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

2. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH

Để thành lập công ty tnhh, bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ Công ty
  • Bản sao hợp lệ (công chứng hoặc chứng thực của) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước) đối với Chủ sở hữu và Người đại diện theo pháp luật.
  • Bản sao: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Bản sao hợp lệ (công chứng hoặc chứng thực của) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước) của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với Chủ sở hữu là pháp nhân
  • Các loại giấy tờ khác:- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
  •  Bản sao hợp lệ (công chứng hoặc chứng thực) chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các cá nhân khác quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề)

3. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty TNHH

Sau khi đã có hồ sơ, đáp ứng được những điều kiện cơ bản để thành lập Công ty TNHH, bạn cần làm những gì để có Giấy phép đăng ký kinh doanh. Thủ tục 03 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Soạn thảo và Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

Trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư sẽ xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ và gửi kết quả về cho doanh nghiệp.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh gửi trả hồ sơ cho doanh nghiệp sửa đổi bổ sung kèm theo lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi có thông báo hợp lệ, doanh nghiệp theo giấy hẹn lấy kết quả là bản vàng Đăng ký kinh doanh theo 02 hình thức:

  • Qua bưu điện
  • Lấy trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh

4. Một số thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi có Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục bắt buộc sau đây:

  • Khắc dấu (dấu tròn và dấu chức danh);
  • Mở và thông báo tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số và đăng ký nộp thuế điện tử
  • Mua hóa đơn và phát hành hóa đơn
  • Kê khai và nộp thuế môn bài
  • Đặt biển hiệu công ty tại trụ sở chính
  • Thực hiện nghĩa vụ thuế trong suốt quá trình hoạt động

Tham khảo chi tiết: Các thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty

5. Chi phí khi thành lập công ty TNHH

Để thành lập và duy trì một công ty, bạn cần phải bỏ ra những chi phí sau:

Nội dung Chi phí
Lệ phí ĐKKD 100.000
Khắc dấu 400.000
Mua chữ ký số 1.500.000 đến 2.500.000/3 năm (tùy nhà cung cấp)
Hóa đơn điện tử 500.000/500 số hóa đơn
Biển công ty 300.000 đến 500.000
Thuế môn bài hàng năm 2.000.000 đến 3.000.000 (tùy mức vốn điều lệ)

Như bạn có thể thấy, để thành lập công ty TNHH có rất nhiều công việc phải làm từ trước và sau khi đăng ký kinh doanh. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, mời bạn tham khảo dịch vụ đăng ký kinh doanh của LEGALAM.

Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng

Bài liên quan

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh quán nhậu

Hiện nay, mô hình kinh doanh quán nhậu đang rất phổ biên tại Việt Nam. Sức tiêu thụ rượu bia của người Việt lọt top...

Điều cần biết về nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu hàng hoá được coi là tài sản trí tuệ vô giá có ý nghĩa to lớn đối với quá trình tồn tại, cạnh...

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các điểm trọng yếu như...

Thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu?

Chuyển nhượng nhãn hiệu (hay còn gọi là chuyển nhượng thương hiệu) là quá trình chuyển giao quyền sở hữu, là quyền sử dụng một...

Dịch vụ xin cấp Giấy phép xây dựng

Việc xây dựng các công trình, nhà ở ở nước ra hiện nay ngày càng trở lên phổ biến. Ngành đầu tư xây dựng đang...

Thủ tục xin gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu

Gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu là thủ tục quan trọng của mỗi một tổ chức kinh doanh bởi hiệu lực của nhãn hiệu...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

[email protected] T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359