Sáng chế là gì? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định mới nhất như thế nào?
Bài viết sau của LEGALAM sẽ giúp bạn nắm rõ những vấn đề pháp lý liên quan việc bảo hộ sáng chế.
1. Sáng chế là gì? Đăng ký bảo hộ sáng chế để làm gì?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:
Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Đăng ký sáng chế hay còn gọi là đăng ký bảo hộ sáng chế là việc chủ sở hữu tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế. Nói cách khác, đăng ký sáng chế là bước tiền đề để sáng chế được bảo hộ trong quá trình sử dụng. Nhờ đó, doanh nghiệp/ cá nhân hạn chế được những tranh chấp pháp lý không đáng có, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và xây dựng uy tín với khách hàng.
2. Điều kiện được bảo hộ sáng chế
Sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
2.1 Điều kiện để được cấp Bằng độc quyền sáng chế gồm 3 tiêu chí:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2.2 Điều kiện để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích gồm các tiêu chí:
- Không phải là hiểu biết thông thường;
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
3. Thủ tục đăng ký sáng chế
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm:
- Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
- Bản tóm tắt sáng chế;
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
- Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Tờ khai đăng ký;
- Yêu cầu bảo hộ.
Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế:
– Cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký sáng chế tới Cục Sở hữu trí tuệ.
– Sau khi tiếp nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các bước:
- Thẩm định hình thức đơn;
- Công bố đơn hợp lệ,
- Thẩm định nội dung đơn;
- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
– Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: Sau khi có quyết định cấp giấy chứng nhận, chủ đơn sẽ nộp phí cấp văn bằng để nhận được giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.
4. Thời hạn bảo hộ sáng chế
Theo pháp luật hiện hành, Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày được cấp và có giá trị trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp và có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Khác với Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích không thể gia hạn.
5. Phí đăng ký bảo hộ sáng chế
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. 600.000 đồng/mỗi đơn
- Phí công bố thông tin từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi.10.000 đồng/trang
- Phí thẩm định. 900.000 đồng/1 yêu cầu
- Phí thẩm định hình thức: 20% x 900.000 đồng/ 1 yêu cầu
- Phí thẩm định nội dung: 80% x 900.000 đồng/ yêu cầu
- Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 600.000 đồng/ 1 yêu cầu
- Phí phân loại quốc tế về sáng chế: 100.000 đồng/phân nhóm
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình)
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120000 đồng
- Lệ phí nộp đơn (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập): 150000 đồng
- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ (từ yêu cầu bảo hộ độc lập thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập
6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế tại LEGALAM
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của LEGALAM, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết, và đội ngũ luật sư, chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện:
- Tra cứu thông tin và đánh giá về khả năng được bảo hộ tại Việt Nam và nước ngoài;
- Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nhận giấy chứng nhận bảo hộ và thực hiện những việc liên quan;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ sáng chế…
Trên đây là những nội dung pháp lý liên quan khi đăng ký bảo hộ sáng chế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với LEGALAM để được tư vấn miễn phí.
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng