Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Hồ sơ, thủ tục, điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Bài viết sau đây của LEGALAM sẽ giúp giải đáp những vấn đề pháp lý về đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. 

Thực hiện thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp tổ chức, cá nhân hạn chế được việc bị xâm phạm về kiểu dáng.

2. Điều kiện được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng 3 điều kiện:

Có tính mới: Một kiểu dáng được coi là có tính mới nếu có khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã công khai ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn.

Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có mức hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể làm mẫu để có sản xuất công nghiệp, hàng loạt

3.  Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  1. Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  2. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp có các nội dung sau:
  • Tên kiểu dáng công nghiệp;
  • Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
  • Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
  • Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
  • Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
  1. Ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
  2. Bản mô tả;
  3. Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  4. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
  5. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác.

4. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Nộp đơn

Cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tới Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xem xét và trả kết quả

Sau khi tiếp nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các bước:

  • Thẩm định hình thức đơn;
  • Công bố đơn;
  • Thẩm định nội dung đơn;
  • Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

5. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn tối đa 02 lần (mỗi lần 5 năm). 

Như vậy, một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong tối đa 15 năm.

6. Phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan nhà nước

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng;
  • Phí phân loại: 100.000/01 phân loại;
  • Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng;
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình;
  • Phí tra cứu thông tin phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 đồng/01 đối tượng;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/1 đơn ưu tiên.

7. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại LEGALAM

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của LEGALAM, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết, và đội ngũ luật sư, chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện:

  • Tra cứu thông tin và đánh giá về khả năng được bảo hộ tại Việt Nam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Nhận giấy chứng nhận bảo hộ và thực hiện những việc liên quan;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp…

Bài liên quan

Thủ tục thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi có những sự thay đổi về đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép đăng...
Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở công ty

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty

Khi doanh nghiệp có bất kỳ sự thay đổi nào về trụ sở công ty cần tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa...
Nghĩa vụ thuế khi tạm ngừng kinh doanh

Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không có nghĩa doanh nghiệp tạm dừng mọi nghĩa vụ thuế. Tùy vào thời điểm tạm ngừng mà...
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhưng không biết thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?...
Điều kiện thành lập công ty

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

  Điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những thay đổi. Bài viết sau của LEGALAM sẽ...
Thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên

Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên

Để thành lập Công ty TNHH 2 thành viên cần đáp ứng điều kiện, thủ tục và hồ sơ như thế nào? Theo quy định...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hay gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : (84)936 061 359

contact@legalam.vn T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP
0766 268 123

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0902 291 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0902 251 359