Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì? Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Điều kiện, thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất như thế nào?

Bài viết sau đây của LEGALAM sẽ giúp bạn làm rõ tất cả nội dung pháp lý liên quan vấn đề này.

1. Nhãn hiệu là gì? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để làm gì?

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ:

 “Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Thực tế, hiện nay, rất nhiều loại sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt bị làm nhái, làm giả gây ảnh hưởng tới uy tín và niềm tin của khách hàng.

Để tránh rơi vào tình huống này cũng như dễ dàng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, đăng ký nhãn hiệu là vấn đề quan trọng cho mỗi hàng hóa, dịch vụ trước khi bước chân vào thị trường. Nói cách khác, đăng ký nhãn hiệu hay còn được gọi là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là việc cá nhân, tổ chức sở hữu sản phẩm, dịch vụ thực hiện các thủ tục pháp lý  để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Khi muốn đăng ký một nhãn hiệu, trước tiên bạn cần kiểm tra liệu nhãn hiệu đã được sử dụng cho một hàng hóa, dịch vụ nào hay chưa?

-Tra cứu sơ bộ: Hiện nay, bạn có thể tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký  tại Thư viện số về Sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ. Đường link tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

– Tra cứu chuyên sâu:

Sau khi tra cứu sơ bộ và nhận thấy nhãn hiệu dự định có khả năng đăng ký, bạn cần tra cứu chuyên sâu để đánh giá chính xác khả năng được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.

Bạn có thể tìm hiểu về cách tra cứu nhãn hiệu TẠI ĐÂY! 

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  • Hồ sơ đăng ký  bao gồm:

+ Tờ khai

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí

+Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)

Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn cần có:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu  là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý)

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)

  • Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định đơn và ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

3. Phí đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn

– Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ:100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

– Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120000 Đồng

– Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120000 đồng

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận:120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LEGALAM

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết, và đội ngũ luật sư, chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện:

  • Tư vấn về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu và tư vấn tính khả thi khi đăng ký;
  • Soạn hồ sơ đăng ký;
  • Thay mặt bạn nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Nhận giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu và thực hiện công bố giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ.

Trên đây là tất cả nội dung pháp lý liên quan khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với LEGALAM để được tư vấn miễn phí.

Bài liên quan

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vàng

Việt Nam là 1 trong 10 nước sử dụng vàng nhiều nhất thế giới. Với tính chất một sản phẩm hàng hoá đặc thù, có...

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Cuộc sống ngày càng trở nên phát triển, nhu cầu mua sắm của người dân ngày một lớn, vì vậy những nhà sản xuất cũng...

Dịch vụ đăng ký kinh doanh trên sàn Shoppe

Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành ngành có tác động rất lớn đối với nền kinh tế của các...

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh quán nhậu

Hiện nay, mô hình kinh doanh quán nhậu đang rất phổ biên tại Việt Nam. Sức tiêu thụ rượu bia của người Việt lọt top...

Điều cần biết về nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu hàng hoá được coi là tài sản trí tuệ vô giá có ý nghĩa to lớn đối với quá trình tồn tại, cạnh...

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các điểm trọng yếu như...

Leave a Reply

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

[email protected] T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359