Hiện nay, nguồn nhân lực tìm kiếm việc làm ngày càng tăng cao, vì thế dịch vụ tìm kiếm việc làm trở lên quan trọng và cần thiết. Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc làm, cần phải thực hiện các thủ tục pháp lý để được cấp giấy phép. Công ty Luật Legalam với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp Giấy phép dịch vụ việc làm, tự tin là đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và phù hợp cho mọi doanh nghiệp.
1. Điều kiện hoạt động dịch vụ việc làm
Căn cứ Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định điều kiện giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
- Có địa đểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng 03 năm trở lên
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm đảm bảo điều kiện:
– Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định
– Không thuộc một trong các trường hợp như đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,…
– Có trình độ từ đại học trở lên hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép
2. Thời hạn của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa 60 tháng, thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được được cấp trước đó. Mẫu giấy phép hoạt động theo mẫu số 01 Phụ lục II.
3. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép
Giai đoạn 1: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép
Giai đoạn 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy biện nhận ghi rõ thời gian nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Giai đoạn 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiêp; trường hợp không cấp giấy phép thì Sở phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp
- Bản sai có chứng thực từ bản chính, xuấy trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm
- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện
- Bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu bằng cấp chuyên môn
5. Dịch vụ xin cấp giấy phép việc làm tại Legalam
Chi phí thực hiện dịch vụ: 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười năm triệu Việt Nam đồng)
* Ghi chú:
- Chi phí trên đã bao gồm phí nhà nước, phí dịch vụ, chi phí công chứng, chứng thực, phí chuyển phát (nếu có)
- Chi phí trên chưa bao gồm 8% VAT
- Nếu Quý khách hàng có nhu cầu xuất hóa đơn xin vui lòng thông báo đến nhân viên của công ty Luật Legalam.
- Đối với khách hàng thân thiết của Luật Legalam xin vui lòng liên hệ tới nhân viên của chúng tôi để nhận ưu đãi giảm giá dịch vụ.
Đến với công ty chúng tôi, Legalam sẽ giúp khách hàng:
- Tư vấn điều kiện, quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép dịch vụ việc làm
- Hỗ trợ soạn thảo các hồ sơ xin giấy phép dịch vụ việc làm theo quy định pháp luật
- Hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, tối đã quyền lợi của khách hàng
- Theo dõi kết quả hồ sơ của khách hàng và bàn giao lại Giấy chứng nhận cho khách hàng
- Hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí đáp ứng cho các thắc mắc của khách hàng sau khi được cấp giấy phép việc làm
6. Các câu hỏi liên quan
Câu 1: Hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có bị xử phạt không?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
Các doanh nghiệp buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền lãi, buộc nộp lại Giấy phép của doanh nghiệp dịch việc làm cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó đối với hành vi vi phạm.
Câu 2: Khi nào doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép dịch vụ việc làm hợp lệ?
Theo Điều 20 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy phép bị mất;
- Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với hotline 0936 061 359 để được hỗ trợ nhanh và hiệu quả nhất!