Gạo là mặt hàng nông sản có giá trị xuất cao trong nước ta. Việt Nam mỗi năm xuất khẩu gạo trung bình khoảng 7 triệu tấn, đứng thứ 3 trên thế giới. Với nhiều lợi thế từ môi trường cho đến thị trường, ngày càng có nhiều hộ kinh doanh/cá nhân/tổ chức tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy, việc cấp Giấy phép kinh doanh gạo trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Công ty Luật Legalam luôn tự tin là đơn vị thay mặt Quý khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh gạo một cách chỉn chu và uy tín nhất!
1.Điều kiện xin giấy phép kinh doanh gạo
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
- Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
-
Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
- Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
2.Dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh gạo tại Legalam
– Phí thực hiện thủ tục là: 20.000.000 VNĐ
– Chi phí trên đã bao gồm phí nhà nước, phí dịch vụ, chi phí công chứng, chứng thực, phí chuyển phát (nếu có)
– Chi phí trên chưa bao gồm 8% VAT
– Nếu Quý khách hàng có nhu cầu xuất hóa đơn xin vui lòng thông báo đến nhân viên của công ty Luật Legalam.
– Đối với khách hàng thân thiết của công ty Luật Legalam xin vui lòng liên hệ tới nhân viên của chúng tôi để nhận ưu đãi giảm giá dịch vụ.
Đến với dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được:
- Hỗ trợ tư vấn về thủ tục trình tự kinh doanh gạo
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ cho khách hàng
- Hạn chế rủi ro trong quá trình làm thủ tục
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
- Cam kết ra Giấy chứng nhận khi sử dụng dịch vụ
- Tư vấn pháp luật miễn phí sau khi được cấp Giấy chứng nhận
3.Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất gạo
- 01 bản chính đơn đề nghị theo mẫu số 01 (hình dưới);
- 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư;
- 01 bản sao hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến.
4.Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất gạo
Giai đoạn 1: Thương nhân chuẩn bị hồ sơ nộp trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương- số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến qua trang web https://dichvucong.moit.gov.vn/- Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Giai đoạn 2: Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ thì được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc chưa đúng, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm kể từ ngày cấp, do đó thương nhân cần phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
5.Các câu hỏi liên quan
Câu hỏi 1: Thời gian xin cấp lại Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực là bao lâu?
Trong thời hạn tối thiểu 30 ngày trước khi Giấy chứng nhận hết hạn, thương nhân phải hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận mới với số lương 01 bộ.
Câu hỏi 2: Khi nào Giấy chứng nhận bị thu hồi?
Theo Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận như sau:
- Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
- Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
- Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định trong quá trình kinh doanh;
- Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
- Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Legalam- Dịch vụ cấp giấy phép uy tín, chuyên nghiệp. Liên hệ hotline 0936 061 359 để được hỗ trợ nhanh nhất!