Chất thải nguy hại luôn chứa yếu tố độc hại và làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Chất thải nguy hại cần phải được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi xử lý hoặc tiêu hủy. Việc có giấy chứng nhận sẽ đảm bảo rằng việc vận chuyển này được thực hiện an toàn và tuân thủ các quy định về vận chuyển chất thải nguy hại. Công ty Luật Legalam với hơn 15 năm kinh nghiệm tự tin là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy cho mọi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi!
1.Chất thải nguy hại là gì?
Theo khoản 20 Điều 3 Luật Môi Trường 2020 định nghĩa về chất thải nguy hải (CTNN) như sau: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.”
Chất thải nguy hại là loại chất thải có các mối đe đoạ nghiêm trọng hoặc tiềm ẩn đến sức khoẻ con người và môi trường. Chất thải nguy hại có mặt ở mọi lĩnh vực, từ y tế đến công nghiệp thương mại hay nông nghiệp đều phát sinh ra các chất thải.
2.Điều kiện cấp giấy phép chất thải nguy hại
Theo Điều 9 Nghị định 39/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu sửa đổi bổ sung bởi 40/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định điều kiện cấp giấy phép CTNH như sau:
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
- Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
3.Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Giai đoạn 1: Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH đến Bộ Tài nguyên và Môi trường theo các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường tại số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Nộp trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công https://dichvucong.monre.gov.vn/ của Bộ Tài nguyên và Môi Trường
Giai đoạn 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ về nội dung và hình thức của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân bằng văn bản để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
Giai đoạn 3: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý CTNH, cơ quan cấp giấy phép tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH qua một trong hai hình thức sau:
- Thành lập nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp giấy phép xử lý CTNH gồm các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực liên quan khác
- Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan
Giai đoạn 4: Qua quá trình kiểm tra thực tế, trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu về kĩ thuật, quy trình về quản lý, cơ quan cấp giấy phép thông báo bằng văn bản. Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu, cơ quan cấp Giấy phép xử CTNH.
4.Hồ sơ xin cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây:
- Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý
- Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH
- Bản mô tả các cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH
- Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc vận chuyển, xử lý và lưu giữ chất thải
- Hồ sơ kỹ thuật của các công trình Bảo vệ môi trường đã đầu tư Bảng giới thiệu tóm tắt các công trình Bảo vệ môi trường
- Hồ sơ nhân lực: giới thiệu chung, bản lý lịch của nhân lực
- Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị
- Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải
- Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên
- Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố
- Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm cho cán bộ, công nhân viên
- Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động
5.Dịch vụ cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại tại Legalam
Tại Legalam, chúng tôi có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và sẵn sàng phục vụ khách hàng, cam kết cấp Giấy trọn gói:
- Tư vấn thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải
- Đồng hành cùng cá nhân, tổ chức trong việc chuẩn bị hồ sơ
- Thường xuyên cập nhật những thay đổi, điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền
- Thay mặt doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước
- Hỗ trợ tư vấn thường xuyên miễn phí với tổ chức, doanh nghiệp sau khi được cấp phép xử lý chất thải nguy hại
LEGALAM- Dịch vụ trọn gói, uy tín chuyên nghiệp. Xin vui lòng liên hệ hotline 0936 061 359 để được hỗ trợ
nhanh nhất!