Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài khác gì với doanh nghiệp vốn trong nước? Cùng Luật LEGALAM đi tìm hiểu thông tin để giải đáp thắc mắc trên thông qua nội dung bài viết bên dưới đây nhé!
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu thế nào?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập tại Việt Nam. Việc thành lập và hoạt động của công ty này được thực hiện sau khi nhận được giấy phép đăng ký đầu tư. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gồm:
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 100% vốn nước ngoài
Công ty 100% vốn nước ngoài có thể hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh đa dạng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Dưới đây là một số lĩnh vực kinh doanh phổ biến mà công ty 100% vốn nước ngoài có thể hoạt động:
STT | Tên ngành | Mã CPC |
1. | Sản xuất | |
2. | Dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế | 862, 863 |
3. | Dịch vụ kiến trúc | 8671 |
4. | Dịch vụ tư vấn kỹ thuật và tư vấn về kỹ thuật đồng bộ | 8672, 8673 |
5. | Dịch vụ quy hoạch đô thị và các kiến trúc liên quan đến cảnh quan đô thị | 8674 |
6. | Dịch vụ máy tính và những dịch vụ liên quan, kinh doanh cũng như sản xuất phần mềm | 841-845, 849 |
7. | Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên | 851 |
8. | Dịch vụ nghiên cứu thông tin về thị trường | 864 |
9. | Dịch vụ tư vấn các thông tin quản lý | 865 |
10. | Dịch vụ liên quan đến tư vấn các vấn đề quản lý | 866 |
11. | Dịch vụ liên quan đến sản xuất | 884, 885 |
12. | Dịch vụ liên quan đến việc tư vấn khoa học kỹ thuật | 86751, 86752, 86753 |
13. | Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, tàu biển hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) | 633 |
14. | Các dịch vụ về chuyển phát | 7512 |
15. | Dịch vụ xây dựng và những dịch vụ kỹ thuật liên quan | 511-518 |
16. | Dịch vụ phân phối bán buôn, xuất nhập khẩu, bán lẻ hàng hóa | 621, 622, 631, 632 |
17. | Dịch vụ nhượng quyền về thương mại | 8929 |
18. | Dịch vụ về lĩnh vực giáo dục | 923, 924, 929 |
19. | Xử lý rác thải, nước thải | 9401, 9402 |
20. | Dịch vụ nha khoa, bệnh viện, khám bệnh | 9311, 9312 |
21. | Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ cung cấp đồ uống và thức ăn | 64110, 642, 643 |
22. | Dịch vụ kho bãi cũng như đại lý vận tải hàng hóa | 742, 748 |
23. | Dịch vụ đặt và giữ chỗ bằng máy tính | |
24. | Dịch vụ bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy bay | 8868 |
Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài
Dưới đây là thông tin chi tiết về ưu và nhược điểm của doanh nghiệp sở hữu vốn 100% từ nước ngoài:
Ưu điểm doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài
Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng được các tổ chức và cá nhân nước ngoài đẩy mạnh, bởi những ưu điểm nổi trội sau đây:
- Hình thức đầu tư này mang tính bền vững, lâu dài và có tổ chức hơn so với các hình thức khác.
- Với việc sở hữu 100% vốn nên nhà đầu tư nước ngoài sẽ có quyền điều hành và chi phối hoạt động kinh doanh cũng như quản lý vận hành của công ty.
- Quyền điều hành và quyết định đầu tư trực tiếp là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện chiến lược kinh doanh một cách tối ưu. Do đó, so với các hình thức đầu tư khác nhà đầu tư có thể có sự chủ động hơn trong việc quản lý và triển khai chiến lược kinh doanh.
- Theo thống kê, cách tổ chức và quản lý của các công ty 100% vốn nước ngoài thường mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Với nguồn vốn đầu tư lớn và dài hạn ít biến động, nhà đầu tư nước ngoài có khả năng chủ động về nguồn vốn và tự quản lý vốn đầu tư của mình.
- Hình thức đầu tư này còn cho phép nhà đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình kinh doanh và sản xuất hiện đại để khai thác lợi thế của thị trường và các điều kiện thuận lợi khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho các công ty 100% vốn nước ngoài so với các doanh nghiệp Việt Nam khác.
Nhược điểm doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài
Ngoài những ưu điểm nêu trên, công ty 100% vốn nước ngoài cũng đối diện với một số hạn chế như sau:
- Các công ty vốn đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam thường phải đối mặt với sự khác biệt về văn hóa kinh doanh so với doanh nghiệp trong nước. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Hơn nữa sự khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể gây ra sự không thống nhất bên trong các nhà đầu tư.
- Mặc dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt Nam vẫn áp dụng theo một khuôn khổ nhất định, một phần cũng nhằm bảo vệ nhà đầu tư trong nước. Điều này có thể phản ánh ở hai khía cạnh:
-
- Tỷ lệ góp vốn bị hạn chế trong một số ngành đặc biệt.
- Quy trình đăng ký đầu tư phức tạp và đòi hỏi nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp.
Tuy vậy, dù có những hạn chế này công ty 100% vốn nước ngoài vẫn là một hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hồ sơ doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài cần những gì?
Các nhà đầu tư, bất kể là cá nhân hay tổ chức sẽ cần cung cấp các giấy tờ và hồ sơ để thực hiện quá trình đầu tư. Dưới đây là danh sách một số loại giấy tờ cần thiết:
Đối với nhà đầu tư cá nhân:
- Bản sao công chứng CMND hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn.
- Chứng thư ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính và số tài khoản cá nhân.
Đối với nhà đầu tư tổ chức, cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Bản sao giấy phép hoạt động công ty: Đối với công ty trong nước, cần có bản sao công chứng; còn đối với công ty nước ngoài, cần hợp thức hóa lãnh sự.
- Báo cáo tài chính (được hợp thức hóa lãnh sự).
- Bản sao công chứng của các điều lệ công ty chủ quản (được hợp thức hóa lãnh sự).
- Bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện công ty.
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện (được hợp thức hóa lãnh sự).
- Văn bản chứng minh quyền lợi hợp pháp sử dụng tại trụ sở doanh nghiệp.
- Hồ sơ chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà đầu tư.
Các loại giấy tờ và hồ sơ trên cần phải được chuẩn bị và cung cấp tuân thủ quy định và yêu cầu pháp lý tại Việt Nam, tùy thuộc vào loại nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Giai đoạn 1: Xin chủ trương đầu tư (với 1 số trường hợp)
Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thực hiện đầu tư dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy CN đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư cần phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan UBND cấp tỉnh.
Các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội bao gồm:
- Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Chính phủ
- Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
Giai đoạn 2: Xin cấp giấy chứng nhận về đăng ký đầu tư
Nếu dự án không sử dụng đất của nhà nước và không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao, không cần phải thực hiện bước 1 nêu trên.
Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế sau cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu:
- Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là công ty hợp danh.
- Tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên.
- Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện đầu tư vào dự án gồm cả cam kết chịu mọi chi phí và rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Tài liệu về vấn đề tư cách pháp lý của nhà đầu tư (thẻ căn cước, bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với nhà đầu tư cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư tổ chức).
- Đề xuất dự án đầu tư (gồm thông tin về nhà đầu tư, vốn đầu tư, mục tiêu, quy mô, phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ, địa điểm, nhu cầu lao động, ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội).
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm tài liệu sau: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư dự án ; cam kết hỗ trợ tài chính; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; bảo lãnh về năng lực tài chính; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Trường hợp về xây dựng quy định theo pháp luật lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư nộp thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư:
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất và cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp giấy tờ về quyền sử dụng đất 9 bản sao) hoặc tài liệu xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về năng lực, điều kiện của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập gồm:
- Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm nội dung chủ yếu như sau: mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư, quy mô, địa điểm, thời hạn, tiến độ, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện, điều kiện thu hồi đất đối với dự án đầu tư thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư ; cơ chế, chính sách đặc biệt.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài là:
- Nếu công ty đặt trụ sở tại các khu công nghiệp: Ban quản lý các khu công nghiệp.
- Nếu công ty đặt trụ sở bên ngoài khu công nghiệp: Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài:
- Đối với những dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương về đầu tư: 15 cho đến 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương về đầu tư: 5 – 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Giai đoạn 3: Thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là các tài liệu cần thiết để tiến hành thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 100% vốn nước ngoài:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách các thành viên.
- Bản sao các loại giấy tờ của các thành viên là cá nhân: Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, Giấy chứng minh nhân dân.
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền. Nếu có người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, cần có bản sao các giấy tờ sau đây của người đại diện: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc các loại chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Đối với các thành viên là tổ chức nước ngoài cần phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại tài liệu tương đương đã được hợp pháp hóa.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo các quy định của Luật đầu tư.
Cơ quan để nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài là Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Giai đoạn 4: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp là giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động hợp pháp và bền vững của công ty. Điều này đảm bảo rằng công ty đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý, tuân thủ quy định của nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thành công trong tương lai.
Bài viết trên chúng tôi chia sẻ thông tin tổng quan về doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài. Hy vọng nội dung mà Công ty Luật LEGALAM sẽ hữu ích với quý độc giả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ bên dưới đây!
Thông tin liên hệ:
- Công ty Luật LEGALAM
- Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A Tòa nhà Keangnam, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0936 061359
- Email: congtyluatlegalam@gmail.com
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng