Thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu?

Chuyển nhượng nhãn hiệu (hay còn gọi là chuyển nhượng thương hiệu) là quá trình chuyển giao quyền sở hữu, là quyền sử dụng một nhãn hiệu từ chủ sở hữu hiện tại cho bên khác, thường là thông qua việc bán, cho thuê, hoặc chuyển nhượng cổ phần của công ty sở hữu nhãn hiệu đó. Quá trình này có thể bao gồm việc chuyển giao quyền sử dụng tên thương hiệu, biểu trưng, logo, và các quyền liên quan khác. Trong bài viết của Legalam, chúng tôi xin được cung cấp thông tin về chuyển nhượng nhãn hiệu tới Khách hàng nhằm phổ biến các quy định.

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu thường là các dấu hiệu như chữ cái, từ ngữ, số, hình ảnh, biểu tượng, logo hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc, gắn trên hàng hóa hoặc đi kèm với các dịch vụ để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ khác nhau trên thị trường.

Các loại nhãn hiệu:

Nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhãn hiệu hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý: Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

2.Chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình sang tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể, tuy nhiên hoạt động chuyển nhượng vẫn chịu sự bảo hộ của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Các nguyên tắc của chuyển nhượng nhãn hiệu được quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
  • Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
  • uyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

3.Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Hai bên chuyển nhượng thỏa thuận ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và chuẩn bị hồ sơ cần nộp.

Bước 2: Bên chuyển nhượng nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo bổ sung và điều chỉnh đến bên chuyển nhượng nhãn hiệu bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định công nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển gia quyền sở hữu công nghiệp, công bố quyết định chuyển nhượng nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 5: Chủ nhãn hiệu nộp lệ phí chuyển nhượng bao gồm: Phí đăng bạ, Phí công bố, Phí thẩm định hồ sơ, Phí thẩm định đơn, Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết,…

4.Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

  • Tờ khai yêu cầu ghi nhân chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Tài liệu chuyển nhượng trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó
  • Giấy ủy quyền ( khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại Legalam)

5.Dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu tại Legalam

  • Hỗ trợ khách hàng tra cứu nhãn hiệu
  • Tư vấn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
  • Chuẩn bị hồ sơ để nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
  • Thông báo, rà sát kết quả thủ tục chuyển nhượng của khách hàng
  • Tư vấn pháp lý miễn phí với khách hàng sau khi chuyển nhượng

LEGALAM- Dịch vụ trọn gói, uy tín chuyên nghiệp. Xin vui lòng liên hệ hotline 0936 061 359 để được hỗ trợ nhanh nhất!

 

Related Posts

Thủ tục xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài

Thủ tục xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài đang ngày càng được đơn giản hóa để thu...
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ em

Giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ em

Bạn đang có ý định mở một khu vui chơi trẻ em và cần tìm hiểu về “Giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ...
Thủ tục xin evisa Việt Nam cho người nước ngoài

Thủ tục xin Evisa vào Việt Nam cho người nước ngoài

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin Evisa (thị thực điện tử) cho người nước ngoài vào Việt Nam theo quy định mới nhất. Những...
Dịch vụ xin Giấy phép tư vấn du học

Dịch vụ xin Giấy phép tư vấn du học

Dịch vụ xin giấy phép tư vấn du học là một quy trình quan trọng dành cho các tổ chức và doanh nghiệp muốn hoạt...
Buôn bán nhỏ có cần giấy phép kinh doanh?

Buôn bán nhỏ có cần giấy phép kinh doanh

Buôn bán nhỏ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không? Nếu có thì điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy...
Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Mở cửa hàng có cần đăng ký kinh doanh

Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359