Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do mà doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh một thời gian thay vì tiến hành thủ tục giải thể. Vậy thủ tục tạm dừng công ty được tiến hành khi nào? Hồ sơ bao gồm những gì? Có phải thông báo với cơ quan thuế hay không?

Nếu đây là điều bạn quan tâm, bài viết sau của LEGALAM là tư liệu hữu ích để bạn tham khảo.

1. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

  • Thực hiện thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh cho các đơn vị phụ thuộc trước khi tạm ngừng Công ty;
  • Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh;
  • Đối với những doanh nghiệp đã bị đóng mã số thuế muốn tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh phải tiến hành thủ tục khôi phục mã số thuế trước.

2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

  • Thông báo xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh (theo mẫu);
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc tạm ngừng hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
  • Văn bản ủy quyền (nếu có)

Bạn có thể tự làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh không? Dĩ nhiên là bạn hoàn toàn có thể làm được. Nhưng chỉ với 499K, LEGALAM sẽ thay bạn soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và nhận kết quả thay bạn. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin và ngồi nhận kết quả. Tại sao không?

3. Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại LEGALAM

Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh

4. Thủ tục tạm dừng kinh doanh công ty

  • Tiếp nhận thông tin, tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan (các nghĩa vụ thuế tại thời điểm doanh nghiệp tạm ngừng)
  • Soạn thảo hồ sơ và trình doanh nghiệp ký
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
  • Theo dõi tình trạng hồ sơ và nhận kết quả
  • Trao trả kết quả tận nơi cho Khách hàng.
  • Nhắc khách hàng khi hết thời hạn tạm ngừng 01 năm: hoạt động trở lại hoặc tiếp tục tạm ngừng

5. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?

  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm.
  • Trước khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh trước ít nhất 03 ngày.
  • Theo quy định mới, doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn nhưng mỗi năm phải thông báo 01 lần. Đây là điểm nổi bật so với quy định cũ (không được quá 02 năm liên tiếp).

6. Tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo

Trường hợp nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi Thông báo hoạt động trở lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã đăng ký hoạt động chậm nhất 03 ngày trước thời hạn đã thông báo.

7. Xử phạt khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn cho phép?

Điều 211 Luật Doanh nghiệp quy định những trường hợp Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế

Như vậy, doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

8. Tại sao nên sử dụng Dịch vụ tạm ngừng hoạt động tại LEGALAM

  • Quý khách không cần phải di chuyển, trao trả kết quả tận nơi
  • Chi phí trọn gói, không phát sinh thêm chi phí
  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí
  • Theo dõi, thông báo cho Quý khách khi hết thời hạn tạm ngừng 01 năm để thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc tiếp tục tạm ngừng hoạt động.

Một số lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh:

  1. Khi tạm ngừng hoạt động có phải thông báo với cơ quan thuế không?

KHÔNG – Doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục thông báo tạm ngưng hoạt động gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh. Sau đó Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm gửi thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin doanh nghiệp tạm ngừng, tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại để quản lý.

2. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không?

KHÔNG – Trong thời gian này, doanh nghiệp không được thực hiện bất kỳ một giao dịch nào. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn thực hiện các giao dịch thì tiến hành thủ tục hoạt động trở lai trước thời hạn đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

3. Ngoài ra, trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp cần nộp đủ các số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đối với Khách hàng, người lao động,…

Xem thêm: Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Bài liên quan

Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công

Sản xuất rượu thủ công là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thủ tục xin Giấy phép sản xuất rượu thủ công là cần...

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của...

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Những điều cần biết khi thành lập công ty, doanh nghiệp mà bạn nhất định phải biết. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ, chi phí...

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là điều kiện cần thiết để hoạt động trong lĩnh vực này vì đây là ngành nghề...

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không? Thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp...

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh bể bơi

Xin Giấy phép kinh doanh bể bơi là thủ tục pháp lý cần thiết để cơ sở kinh doanh bể bơi đáp ứng đầy đủ...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359