Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài đang ngày càng được đơn giản hóa để thu hút du khách và phát triển ngành du lịch trong nước. Người nước ngoài có thể vào Việt Nam bằng nhiều cách thức, phương tiện khác nhau. Mời bạn theo dõi bài viết của LEGALAM để cập nhật những chính sách mới nhất cho người nước ngoài.
1. Điều kiện để xin visa du lịch Việt Nam
Người nước ngoài muốn xin visa du lịch vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Hộ chiếu hợp lệ: Hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam và không bị rách nát hoặc mờ số.
- Không thuộc diện cấm nhập cảnh: Người xin visa không được nằm trong danh sách cấm hoặc hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam.
- Mục đích nhập cảnh rõ ràng: Phải chứng minh mục đích nhập cảnh là để du lịch, có thể thông qua lịch trình hoặc booking khách sạn.
2. Các cách thức xin Visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài
Người nước ngoài có thể vào Việt Nam du lịch qua 1 trong các cách thức sau:
- Miễn thị thực: nếu người nước ngoài là công dân 1 trong các nước thuộc danh sách được miễn thị thực Việt Nam thì không cần xin visa.
- Xin Visa du lịch: có công ty du lịch tại Việt Nam bảo lãnh
- Xin Evisa (thị thực điện tử): là hình thức xin visa trực tuyến. Cá nhân người nước ngoài tự đăng ký trên trang: https://evisa.gov.vn/
3. Thủ tục xin Visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài
3.1 Hình thức xin evisa du lịch
Quy trình xin E-visa diễn ra qua các bước sau:
Bước 2: Chọn loại visa: Nhấn vào mục “Đăng ký E-visa” cho người nước ngoài.
Bước 3: Điền thông tin cá nhân: Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu như họ tên, giới tính, ngày sinh, quốc tịch và thông tin hộ chiếu .
Bước 4: Tải lên tài liệu: Upload ảnh chân dung và bản scan hộ chiếu.
Bước 5: Thanh toán lệ phí: Sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán phí xin E-visa (không chấp nhận thẻ American Express).
Bước 6: Truy cập https://evisa.gov.vn/e-visa/search sau vài ngày, vào ô tìm kiếm nhập thông tin yêu cầu để kiểm tra tình trạng xử lý thị thực điện tử:
Bước 7: Nhận đường link để tải xuống và sau đó in visa điện tử sau khi tờ khai đề nghị xin cấp thị thực của bạn được chấp thuận.
Bước 8: Xuất trình visa điện tử hoặc mã xác minh tại cửa khẩu nhập cảnh vào Việt Nam.
Thời gian xử lý: 3-5 ngày
Xem thêm: Evisa Việt Nam cho người nước ngoài – Những điều cần biết
3.2 Hình thức xin qua công ty du lịch bảo lãnh
Liên hệ với một công ty du lịch tại Việt Nam, họ sẽ thực hiện mọi thủ tục để người nước ngoài có thể nhập cảnh Việt Nam. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số thông tin:
- Hộ chiếu (bản scan);
- Lịch trình du lịch (file).
4. Thời hạn xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài
- Miễn visa du lịch Việt Nam: thời hạn 14 – 45 ngày (tối đa 90 ngày đối với Chile, Panama và công dân có thẻ Apec);
- Evisa: 30 – 90 ngày (xuất cảnh 01 lần hoặc nhiều lần);
- Visa du lịch: tối đa 90 ngày
Danh sách các nước được miễn visa du lịch Việt Nam:
STT | Quốc tịch | Thời gian lưu | Mục đích nhập |
---|---|---|---|
01 | Brunei | 14 ngày | Không quy định |
02 | Myanmar | 14 | Thăm viếng |
03 | Campuchia | 30 ngày | Không quy định |
04 | Indonesia | 30 ngày | Không quy định |
05 | Kyzygstan | 30 ngày | Không quy định |
06 | Lào | 30 ngày | Không quy định |
07 | Malaysia | 30 ngày | Du lịch; tham dự các hoạt động thông tấn, báo chí; đi việc công; thăm thân nhân; đàm phán thương mại; đầu tư; tham dự các hoạt động thể thao; tham dự các hội nghị, hội thảo. |
08 | Singapore | 30 ngày | Nhập cảnh đó không nhằm mục đích hoạt động có thu nhập |
09 | Thái Lan | 30 ngày | Không quy định |
10 | Na Uy | 45 ngày | Không quy định |
11 | Belarus | 45 ngày | Không quy định |
12 | Hàn Quốc | 45 ngày | Không quy định |
13 | Đan Mạch | 45 ngày | Không quy định |
14 | Phần Lan | 45 ngày | Không quy định |
15 | Đức | 45 ngày | Không quy định |
16 | Ý | 45 ngày | Không quy định |
17 | Nhật Bản | 45 ngày | Không quy định |
18 | Nga | 45 ngày | Không quy định |
19 | Anh (không bao gồm người có hộ chiếu công dân Anh tại nước ngoài – BNO) | 45 ngày | Không quy định |
20 | Pháp | 45 ngày | Không quy định |
21 | Thụy Điển | 45 ngày | Không quy định |
22 | Tây Ban Nha | 45 ngày | Không quy định |
23 | Chile | 90 ngày | Nhập cảnh đó không nhằm mục đích hoạt động có thu nhập |
24 | Panama | 90 ngày | Nhập cảnh đó không nhằm mục đích hoạt động có thu nhập |
25 | Apec | 90 ngày | |
26 | Philippines | 21 ngày | Không quy định |
5. Lệ phí xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài
Chi phí xin visa sẽ phụ thuộc vào thời gian và số lần xuất cảnh:
STT | Loại Visa | Phí dán tem |
---|---|---|
01 | Visa 01 tháng, nhập cảnh 01 lần | 25$ |
02 | Visa 01 tháng, nhập cảnh nhiều lần | 50$ |
03 | Visa 03 tháng, nhập cảnh 01 lần | 25$ |
04 | Visa 03 tháng, nhập cảnh nhiều lần | 50$ |
6. Dịch vụ xin Visa du lịch tại LEGALAM
Nếu quý khách chỉ có nhu cầu sang Việt Nam du lịch, tham quan ngắn hạn thì Evisa là một lựa chọn phù hợp cho bạn vì:
- Quy trình hoàn toàn trực tuyến
- Thời gian xử lý nhanh chóng (từ 2-3 ngày)
- Miễn phỏng vấn trực tiếp
- Chi phí thấp hơn so với phương thức truyền thống
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
Tuy nhiên, lệ phí xin evisa không hoàn lại nếu đơn đăng kí của bạn bị từ chối hoặc trên thị thực của bạn có bất kì thông tin nào sai sót do phía bạn cung cấp trong biểu mẫu đăng kí. Để tránh những rủi ro vừa tốn kém chi phí, vừa kéo dài thời gian dẫn đến quá thời gian nhập cảnh, mời bạn tham khảo dịch vụ làm evisa tại LEGALAM:
- Thủ tục nhanh chóng
- Có kết quả đúng hẹn
- Tư vấn chính xác, đúng pháp luật
- Xử lý được hồ sơ khó, bị từ chối
- Xử lý xin evisa cấp tốc (nếu quý khách có nhu cầu)
- Chi phí tốt nhất thị trường
Không. Visa du lịch có thời hạn tối đa 90 ngày và không thể gia hạn.
Nếu người nước ngoài muốn ở lại Việt Nam sau khi visa du lịch hết hạn, người nước ngoài có thể làm chuyển đổi visa qua 1 trong các hình thức sau:
- Visa Lao động (LĐ): có Giấy phép lao động
- Visa đầu tư (ĐT): có Giấy chứng nhận đầu tư
- Visa thăm thân (TT): có cá nhân bảo lãnh
Có, bạn có thể xin visa tại cửa khẩu quốc tế nếu đã chuẩn bị đầy đủ công văn nhập cảnh vào Việt Nam và các giấy tờ cần thiết khác. Tuy nhiên, quy trình này yêu cầu bạn phải có sự bảo lãnh từ một tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam.
Cố vấn chuyên môn: Luật sư Nguyễn Hoàng