Thành lập công ty luật: Điều kiện, thủ tục và hồ sơ

Luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên thủ tục thành lập công ty luật có phần phức tạp. Để tránh những sai phạm không đáng có, các bước thành lập doanh nghiệp cần được đảm bảo đúng quy trình. Vậy điều kiện, thủ tục và hồ sơ mở công ty luật yêu cầu những gì? Hãy cùng LEGALAM tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Công ty Luật là gì?

Công ty Luật là tổ chức hành nghề Luật sư (cùng với Văn phòng Luật sư), hoạt động trong lĩnh vực Luật/Pháp lý và được Sở tư pháp nơi có Đoàn Luật sư mà Giám đốc hoặc Chủ sở hữu Công ty luật là thành viên cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín, giá tốt 2023

Điều kiện để thành lập công ty luật

Để có thể thành lập công ty Luật, cần đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện về loại hình công ty luật

Theo đó, Điều 34 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định công ty luật có thể hoạt động dưới hai loại hình sau: công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn:

  • Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư cùng thành lập. Theo quy định pháp luật, hình thức công ty này không có thành viên góp vốn.
  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
    • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
    • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
Điều kiện về loại hình công ty luật
Công ty luật được biết đến với 2 loại hình phổ biến

Điều kiện thành viên công ty luật

Để có thể mở công ty luật, bạn cần nắm được yêu cầu chi tiết về các thành viên. Trong đó bao gồm:

  • Thành viên Công ty Luật phải là Luật sư;
  • Luật sư tự thành lập công ty luật hoặc tham gia tổ chức hành nghề luật sư buộc phải có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên. Điều này chỉ được công nhận khi có hợp đồng lao động của luật sư với tổ chức hành nghề. Ngoài ra, nếu hành nghề dưới vai trò cá nhân, người này phải có hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư. 
  • Một luật sư chỉ được phép thành lập hoặc tham gia thành lập 01 tổ chức hành nghề luật sư. Nhiều luật sư từ các Đoàn luật sư khác nhau cũng có thể cùng tham gia thành lập công ty luật. Tuy nhiên, nơi đăng ký hoạt động phải là địa phương mà nơi có 1 trong các luật sư trong Đoàn là thành viên.
  • Trong công ty luật hợp danh, công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên sẽ tự thỏa thuận đề xuất 1 thành viên làm Giám đốc.
  • Giám đốc công ty luật TNHH 1 một thành viên là luật sư làm chủ sở hữu. 
  • Theo quy định tại Điều 20 của Luật Luật sư, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy Đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật không phải là thành viên thuộc Đoàn luật sư tại nơi có công ty luật buộc phải trở về gia nhập Đoàn luật sư tại nơi có công ty hoặc chi nhánh của công ty luật. 
Điều kiện thành viên công ty luật
Điều kiện mở công ty luật có phần phức tạp

Điều kiện về trụ sở làm việc

Một công ty luật được đăng ký buộc phải có trụ sở làm việc. Trụ sở cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

  • Trụ sở chính của công ty nằm trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp, được xác định theo địa giới. 
  • Trụ sở chính không được nằm tại các khu chung cư, khu tập thể không có chức năng kinh doanh.

Điều kiện về tên công ty luật

Khi lựa chọn tên cho Công ty luật, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tên công ty sẽ do các thành viên tự thỏa thuận lựa chọn;
  • Tên công ty phải được đặt theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên tên được đặt phải bao gồm “Công ty luật hợp danh” hoặc “Công ty Luật TNHH”.
  • Tên công ty không được trùng với các tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động. 
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên công ty.
Điều kiện về tên công ty luật
Việc đặt tên cho doanh nghiệp cần đảm bảo không vi phạm đạo đức

Điều kiện vốn của công ty luật

Dù là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng pháp luật không quy định về mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty luật. Doanh nghiệp tự quyết định mức vốn công ty là bao nhiêu để phù hợp với khả năng tài chính cũng như tình hình thực tế, quy mô và định hướng phát triển của công ty.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tphcm trọn gói, chuyên nghiệp

Thủ tục thành lập công ty luật

So với các ngành nghề khác, thủ tục thành lập công ty luật tương đối phức tạp. Việc nắm rõ các loại giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị sẽ giúp bạn đơn giản hóa quá trình này. Sau đây là các bước mở công ty luật mà bạn nên biết:

Soạn thảo hồ sơ để chuẩn bị thành lập công ty luật

Chuẩn bị những thông tin cơ bản về công ty dự định thành lập:

  • Tên công ty
  • Địa chỉ trụ sở
  • Vốn điều lệ
  • Người đại diện theo pháp luật

Tiến hành soạn thảo bộ hồ sơ thành lập công ty luật theo quy định pháp luật.

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty luật

Khác với các ngành nghề kinh doanh khác việc thành lập công ty sẽ được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KHĐT. Yêu cầu thành lập tổ chức hành nghề luật sư sẽ được tiếp nhận và xử lý bởi Sở Tư pháp tại nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật hiện đang là thành viên. Trường hợp công ty luật được thành lập bởi nhiều luật sư đến từ các Đoàn luật sư khác nhau sẽ đăng ký tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của doanh nghiệp. 

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty luật
Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp

Tiếp nhận hồ sơ & công bố thông tin doanh nghiệp

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư nơi đặt trụ sở.
  • Trường hợp từ chối thì vẫn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại.

Thủ tục cần phải làm sau khi thành lập công ty luật

  • Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, công ty luật có thể đi vào làm việc ngay;
  • Trong vòng 07 ngày kể từ khi được cấp giấy phép, Giám đốc công ty hoặc trưởng văn phòng phải gửi thông báo bằng văn bản cùng bản sao Giấy đăng ký hoạt động tới Đoàn luật sư nơi mình là thành viên; 
  • Khắc dấu;
  • Thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế ban đầu;
  • Phát hành hóa đơn điện tử;
  • Làm chữ ký số phục vụ việc đóng thuế điện tử;
  • Tiến hành mở tài khoản ngân hàng riêng của công ty và thông báo thông tin tài khoản với Cơ quan nhà nước;
  • Treo biển tại trụ sở công ty.
Thủ tục cần phải làm sau khi thành lập công ty luật
Sau khi đăng ký thành lập công ty, người đại diện phải công khai thông tin doanh nghiệp

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty luật

Khi đăng ký thành lập công ty luật, bạn cần bổ sung các loại giấy tờ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
  • Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
  • Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
  • Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Giấy đề nghị đăng ký hoạt động

Căn cứ theo điều 6 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư thì giấy đề nghị đăng ký hoạt động gồm những nội dung chính sau:

  • Tên của văn phòng luật sư và công ty luật;
  • Địa chỉ đặt trụ sở công ty;
  • Họ tên, nơi thường trú của các thành viên thuộc công ty luật;
  • Họ, tên và địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật TNHH 1 thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh)
  • Họ tên, số và ngày cấp thẻ luật sư của người đại diện pháp luật;
  • Lĩnh vực hành nghề là tư vấn pháp luật, đại diện khách hàng tố tụng để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật hoặc tư vấn dịch vụ pháp lý khác,…
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty luật
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty luật

Điều lệ công ty luật

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, thì điều lệ công ty luật gồm nội dung chính sau đây:

  • Tên và địa chỉ trụ sở công ty;
  • Loại hình kinh doanh, Lĩnh vực hành nghề của công ty;
  • Họ, tên và địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật TNHH 1 thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
  • Quyền và nghĩa vụ của luật sư sở hữu hoặc các luật sư thành viên;
  • Quy định về điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi công ty luật;
  • Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành công ty;
  • Thể thức thông qua nghị quyết, quyết định và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Quy định về phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm của các thành viên;
  • Trường hợp ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động và thanh lý tài sản;
  • Thể thức thay đổi hoặc bổ sung các Điều lệ trong công ty;
  • Điều lệ công ty luật buộc phải có chữ ký của các thành viên;
Điều lệ công ty luật
Điều lệ công ty luật bao gồm nhiều nội dung khác nhau

Xem thêm: Mở công ty du lịch – Hướng dẫn chi tiết nhất

Một số lưu ý khi đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật

Khi đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Mỗi luật sư chỉ được quyền thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức, công ty luật;
  • Công ty luật được thành lập bởi nhiều luật sư đến từ các Đoàn khác nhau thì có thể đăng ký hoạt động tại nơi có Đoàn mà 1 trong những luật sư là thành viên;
  • Việc khắc dấu sẽ được thực hiện bởi cơ quan công an.
Một số lưu ý khi đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật
Một luật sư không thể thành lập nhiều công ty luật khác nhau

Dịch vụ tư vấn của công ty luật Legalam về thành lập công ty luật

Để được tư vấn chuyên sâu và hỗ trợ quá trình thành lập công ty luật thuận tiện hãy liên hệ ngay tới LEGALAM. Với những ưu điểm nổi trội, đơn vị cam kết sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất:

  • Đội ngũ luật sư và kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn;
  • Thái độ làm việc tận tình và chuyên nghiệp;
  • Đảm bảo chất lượng với mức chi phí dịch vụ tốt nhất;
  • Tư vấn tận tình và đưa ra lời khuyên phù hợp đối với từng dịch vụ khác nhau.

Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cũng như giải đáp các thắc mắc tại LEGALAM qua thông tin sau:

Công ty Luật LEGALAM

  • Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A Tòa nhà Keangnam, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 0936 061359
  • Email: [email protected]
Dịch vụ tư vấn của Legalam về thành lập công ty luật
LEGALAM mong muốn mang đến những dịch vụ tối ưu cho khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Bất kỳ cá nhân nào khi có ý định mở công ty luật cũng đặt ra nhiều thắc mắc cho riêng mình. Dưới đây là một số giải đáp ngắn cho những câu hỏi thường gặp:

Nên thành lập văn phòng luật sư hay là công ty luật?

Thực tế văn phòng luật sư hay công ty luật đều có chức năng thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên việc lựa chọn mô hình kinh doanh sẽ phụ thuộc trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các luật sư. Công ty luật cho phép nhiều luật sư cùng tham gia thành lập còn văn phòng sẽ hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân.

Nên thành lập văn phòng luật sư hay là công ty luật?
Nên mở văn phòng luật sư hay là công ty luật?

Đăng ký công ty luật ở đâu?

Theo pháp luật hiện hành, đăng ký công ty luật sẽ được thực hiện tại Sở Tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư có giám đốc là thành viên. Trường hợp công ty luật có các thành viên từ nhiều Đoàn luật sư khác nhau, việc đăng ký sẽ được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở doanh nghiệp. 

Một luật sư thì được mở bao nhiêu công ty luật?

Luật pháp quy định một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một công ty luật duy nhất. Điều này được thể hiện rõ trong khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng. 

Một luật sư thì được mở bao nhiêu công ty luật?
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một công ty luật duy nhất

Kết luận

Thủ tục đăng ký thành lập công ty luật đã được LEGALAM trình bày cụ thể qua bài viết trên. Có thể thấy việc kinh doanh luật được xem là một ngành nghề trực thuộc sự quản lý của Sở Tư pháp. Do đó, việc mở một công ty luật buộc phải tuân theo các thủ tục và quy định mà nhà nước đề ra. 

Xem thêm các bài viết:

Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng

Bài liên quan

Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty

Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty

Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty tương tự như công ty. Vậy điều kiện, hồ sơ, thủ tục thay đổi chi...

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô

Ngày nay ngành công nghệ ô tô đã và đang phát triển rất mạnh, vì vậy không khó để chúng ta bắt gặp các thương...

Dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

Đến năm 2045, Chính Phủ phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trở thành ngành điều tra cơ bản hiện đại, ngang...

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vàng

Việt Nam là 1 trong 10 nước sử dụng vàng nhiều nhất thế giới. Với tính chất một sản phẩm hàng hoá đặc thù, có...

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Cuộc sống ngày càng trở nên phát triển, nhu cầu mua sắm của người dân ngày một lớn, vì vậy những nhà sản xuất cũng...

Dịch vụ đăng ký kinh doanh trên sàn Shoppe

Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành ngành có tác động rất lớn đối với nền kinh tế của các...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

[email protected] T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359