Đăng ký kinh doanh nhà nghỉ là thủ tục bắt buộc để cơ quản lý có thể quản lý được hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ. Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Vậy điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà nghỉ như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau của LEGALAM để được giải quyết.
1. Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà nghỉ
Theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, kinh doanh nhà nghỉ là một trong các loại hình cơ sở lưu trú du lịch:
- Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
Căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
1.1 Điều kiện về đăng ký kinh doanh
Các chủ cơ sở kinh doanh nhà nghỉ bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh để hoạt động. Kinh doanh nhà nghỉ không có yêu cầu bắt buộc về loại hình kinh doanh, có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau:
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Thành lập doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,…
Xem thêm: Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
1.2 Điều kiện về các loại giấy phép
Kinh doanh nhà nghỉ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần phải xin thêm một số loại giấy phép sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
1.3 Điều kiện về an ninh trật tự
Kinh doanh nhà nghỉ cũng là một hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú nên cần đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1.4 Điều kiện về phòng cháy chữa cháy
Tùy thuộc vào số tầng, tổng khối tích cơ sở kinh doanh nhà nghỉ mà điều kiện về phòng cháy chữa cháy sẽ khác nhau theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
- Phụ lục II: Nhà nghỉ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên.
- Phụ lục III: Nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
- Phụ lục IV: Nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3.
- Phụ lục V: Nhà nghỉ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
1.5 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh.
- Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh
- Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
2. Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ
2.1 Giai đoạn 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
a) Thành lập hộ cá thể kinh doanh khách sạn
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân
- Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ (nếu ngành nghề yêu cầu)
- Nộp hồ sơ:
- Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
- Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
- Nhận kết quả:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
b) Thành lập công ty kinh doanh khách sạn
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập đối với Công ty TNHH 2 thành viên/Công ty cổ phần
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân của người đại diện theo pháp luật
- Nộp hồ sơ:
- Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
- Nhận kết quả:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.2 Giai đoạn 2: Xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy
2.3 Giai đoạn 3: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
3. Dịch vụ đăng ký kinh doanh nhà nghỉ tại LEGALAM
4. Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh nhà nghỉ
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
4.3 Kinh doanh nhà nghỉ mà không đăng ký có bị phạt không?
Kinh doanh nhà nghỉ mà không đăng ký có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, chủ yếu liên quan đến pháp lý và tài chính. Dưới đây là một số rủi ro chính mà các chủ đầu tư cần lưu ý:
- Xử phạt hành chính: Hành vi kinh doanh nhà nghỉ mà không có giấy phép bị xử phạt hành chính. Mức phạt có thể dao động từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.
- Ngừng hoạt động: Cơ sở kinh doanh có thể bị yêu cầu ngừng hoạt động cho đến khi hoàn tất thủ tục cấp giấy phép. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của cơ sở.
- Trách nhiệm bồi thường: Nếu có sự cố xảy ra trong thời gian hoạt động mà không có giấy phép (như tai nạn, hỏa hoạn), cơ sở có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
[su_divider size=”1″]
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng