Thành lập công ty mỹ phẩm ngày càng trở nên phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục, hồ sơ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm như thế nào không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây LEGALAM sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn các bước mở một công ty kinh doanh mỹ phẩm.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2021
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2021
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 20/08/2018
Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất
2. Những mã ngành nghề công ty kinh doanh mỹ phẩm
Để việc kinh doanh mỹ phẩm đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần lựa chọn mã ngành phù hợp. Theo đó, chủ cơ sở cần chú ý một số mã ngành trong lĩnh vực mỹ phẩm bao gồm:
- 2023: Sản xuất mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng làm bóng và chế phẩm vệ sinh;
- 4649: Bán buôn các loại đồ dùng khác cho gia đình;
- 4772: Bán lẻ các loại dụng cụ y tế, thuốc thang, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh;
- 4789: Bán lẻ các hàng hóa lưu động khác tại chợ;
- Một số ngành nghề khác liên quan như: Xuất – Nhập khẩu, Đại lý,…
3. Điều kiện khi thành lập công ty mỹ phẩm
Với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau sẽ có yêu cầu riêng biệt về hồ sơ thành lập công ty mỹ phẩm. Việc nắm rõ các điều kiện bắt buộc sẽ giúp quá trình hình thành doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn. Điều kiện được quy định chi tiết tại STT 182 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 về kinh doanh mỹ phẩm.
Điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Theo quy định tại Điều 3 tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP, điều kiện tiên quyết để cơ sở sản xuất mỹ phẩm được phép hoạt động là phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu đã quy định. Theo đó, Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm:
a) Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
b) Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
c) Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
- Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.
Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu
Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm hiện nay đều có xu hướng nhập sản phẩm từ nước ngoài. Tuy nhiên, để được kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, công ty nhập khẩu mỹ phẩm cần thực hiện thủ tục Công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định pháp luật. Cụ thể, tại Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định:
- Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
- Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành.
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.
- Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP).
Thực tế, không phải loại mỹ phẩm nào cũng bắt buộc thực hiện thủ tục công bố này. Cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT. Chủ cơ sở cần tìm hiểu chi tiết về các điều khoản pháp luật để tránh sai sót trong kinh doanh.
Trong đó các loại mỹ phẩm nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm. Tương tự đối với mỹ phẩm nhập làm quà biếu, tặng và sản phẩm trưng bày tại hội chợ và triển lãm. Những mặt hàng này tuyệt đối không được phép đem ra lưu thông trên thị trường.
Điều kiện xuất khẩu sản phẩm mỹ phẩm
Việc xuất khẩu mỹ phẩm ra nước ngoài phải thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư 06/2011/TT-BYT:
Việc xuất khẩu mỹ phẩm thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật hiện hành và các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Theo đó, để thực hiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm mỹ phẩm cần có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
3. Hồ sơ chuẩn bị khi thành lập công ty mỹ phẩm
Để tiến hành các bước thành lập công ty mỹ phẩm, người chủ cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ. Bởi đây là bước vô cùng quan trọng giúp đảm bảo quá trình mở công ty diễn ra thuận lợi. Hồ sơ cơ bản, bao gồm:
- Điều lệ của doanh nghiệp;
- Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm;
- Thông tin của các cổ đông và thành viên đồng sáng lập công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực như: CMND, CCCD, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viên là cá nhân. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác và văn bản ủy quyền; Giấy CMND, CCCD, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Quyết định góp vốn (đối với thành viên là tổ chức);
- Giấy uỷ quyền cho Luật Legalam (trong trường hợp lựa chọn dịch vụ của công ty).
4. Thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm
Các thủ tục pháp lý mở công ty mỹ phẩm tương đối phức tạp vì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần bổ sung đầy đủ các giấy phép con có liên quan. Khi đó, các khâu mở công ty được chia làm 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thành lập công ty)
Quy trình, thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm cũng tương tự như các ngành nghề kinh doanh khác, đều có những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị những thông tin cơ bản về công ty:
- Tên công ty
- Ngành nghề kinh doanh
- Địa chỉ trụ sở chính
- Người đại diện theo pháp luật
- Vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp
Bước 2: Soạn thảo bộ hồ sơ đầy đủ như trên
Bước 3: Nộp hồ sơ
Tiến hành nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Xem xét hồ sơ
Trong thời gian 03 – 05 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và trả kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy phép ĐKKD
- Hồ sơ không hợp lệ: ra thông báo sửa đổi
Giai đoạn 2: Xin giấy phép con kinh doanh mỹ phẩm
Để có thể đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần xin cấp các loại Giấy phép con có liên quan. Các bước thực hiện như sau:
Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được thực hiện tại Sở Y Tế nơi đặt cơ sở sản xuất.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm dựa trên form có sẵn;
- Sơ đồ của mặt bằng và bản thiết kế của cơ sở sản xuất mỹ phẩm;
- Danh mục các thiết bị hiện đang có tại cơ sở sản xuất mỹ phẩm;
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm:
- Trước khi tiến hành sản xuất, cơ sở sản xuất mỹ phẩm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm tới Sở Y tế.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Công bố lưu hành mỹ phẩm
Đối với các loại hàng mỹ phẩm khác nhau sẽ được gửi tới các cơ quan khác nhau. Hồ sơ công bố sẽ được nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện tới cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong đó:
a) Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.
b) Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.
c) Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.
Thành phần các loại chứng từ có trong hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm được quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT. Hồ sơ bao gồm:
- (02 bản) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho cá nhân, tổ chức phân phối sản phẩm ra thị trường. Loại giấy tờ này áp dụng cho mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước. Sản phẩm nhập khẩu buộc phải có Giấy ủy quyền có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
- Với mỹ phẩm nhập khẩu cần có thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Hồ sơ hợp lệ sẽ được giải quyết trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được. Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng lệ phí công bố theo đúng quy định của pháp luật. Khi đó cơ quan quản lý nhà nước sẽ ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm.
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 05 ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới công ty. Trong đó nêu rõ các loại hồ sơ, chứng từ mà doanh nghiệp cần bổ sung hoặc chưa đáp ứng.
Ngoài ra để xuất khẩu mỹ phẩm sản xuất trong nước, doanh nghiệp cũng cần phải có CFS. Hồ sơ và thủ tục cấp CFS được quy định cụ thể tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT. Loại chứng từ này sẽ được cấp bởi Sở Y Tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về thành phần hồ sơ để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Quy trình cấp CFS cho mỹ phẩm xuất khẩu được thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Tương tự như Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm, CFS sẽ được cấp trong vòng 03 ngày nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản có nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
5. Thủ tục sau khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đăng ký thành lập công ty mỹ phẩm thành công, chủ cơ sở cần tiến hành thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty. Thủ tục cụ thể như sau:
- Treo biển hiệu tại trụ sở công ty;
- Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với cơ quan ĐKKD;
- Mua và phát hành hóa đơn điện tử
- Mua chữ ký số và đăng ký nộp thuế điện tử;
- Kê khai thuế và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài;
- Góp vốn đúng hạn và đầy đủ trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi cấp đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Thủ tục khai thuế công ty mới thành lập – Hướng dẫn chi tiết
6. Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm tại Legalam
LEGALAM là một trong những công ty tư vấn luật uy tín trên thị trường hiện nay. LEGALAM cam kết mang đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói, giá tốt nhất với những nội dung sau:
- Tư vấn chi tiết điều kiện, quy trình thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm. Đơn vị đảm bảo đáp ứng theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tư vấn hỗ trợ khách hàng đặt tên công ty, lựa chọn trụ sở và các vấn đề liên quan khi mở công ty kinh doanh mỹ phẩm.
- Hỗ trợ chủ cơ sở chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, trực tiếp soạn thảo đơn từ để đăng ký mở công ty.
- Nhận ủy quyền của khách hàng tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện cho đến tận các bước cuối cùng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ thuế môn bài ban đầu.
- Hỗ trợ pháp lý trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý.
7. Một số thắc mắc thường gặp khi thành lập công ty mỹ phẩm
Tương tự như các ngành hàng khác, việc thành lập công ty mỹ phẩm cũng có những khó khăn riêng. Bất kỳ ai khi có ý định xây dựng doanh nghiệp cũng có những thắc mắc của riêng mình. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp tại hầu hết các khách hàng.
Mở công ty mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định về số vốn tối thiểu cho việc mở công ty mỹ phẩm. Vì vậy, việc để số vốn điều lệ là bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng tài chính, tình hình thực tế quy mô kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Nên chọn ngành nghề kinh doanh, loại hình công ty như thế nào?
Đối với ngành nghề kinh doanh, bạn có thể lựa chọn những ngành nghề liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm và mở rộng những ngành nghề có liên quan. Còn về loại hình doanh nghiệp, tùy thuộc vào tình hình thực tế (số thành viên, vốn,…) mà lựa chọn mô hình cho phù hợp.
Các loại thuế phải đóng sau khi thành lập công ty mỹ phẩm
Thuế suất phải đóng sau khi mở công ty mỹ phẩm luôn là vấn đề được nhiều cá nhân quan tâm. Chủ cơ sở cần phải lưu ý một số khoản thuế cần đóng như sau: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra nếu thuê đất của nhà nước để kinh doanh, doanh nghiệp còn phải đóng thêm thuế sử dụng đất.
Thuê dịch vụ kế toán cho công ty mỹ phẩm tốt ở đâu?
Phần lớn khách hàng đều ưu tiên lựa chọn các dịch vụ kế toán với sự tối ưu về chuyên môn cũng như chi phí. LEGALAM là một trong những công ty cho thuê dịch vụ kế toán tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua. Đơn vị khẳng định mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời với đội ngũ luật sư và kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm.
Kết luận
Với những chia sẻ trên có thể thấy các thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm không quá phức tạp. Tuy nhiên với những ai không có nhiều thông tin, việc này sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này hãy liên hệ ngay tới LEGALAM để được tư vấn một cách chi tiết nhất.
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng