Sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục gì? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật LEGALAM xin chia sẻ một số thông tin về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp.
7 thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện 7 thủ tục sau đây:
Khắc dấu
Con dấu chính là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi có Giấy đăng ký kinh doanh, DN cần tiến hành khắc dấu bao gồm: dấu pháp nhân (dấu tròn) và dấu chức danh.
Theo quy định mới, mẫu dấu và số lượng con dấu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định và quản lý, không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên Hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý
Hiện nay, những doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập, kinh doanh hoặc sản xuất theo Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, các công ty vẫn cần nộp tờ khai lệ phí môn bài.
Căn cứ nội dung theo Khoản 1 và Khoản 4 Điều 5 nghị định 139/2016/NĐ-CP, thời hạn nộp thuế môn bài của công ty mới thành lập được quy định như sau:
– Doanh nghiệp mới thành lập: cần nộp thuế trước ngày 30/01 của năm sau năm mới thành lập (Ví dụ: Công ty thành lập từ ngày 09/01/2023 thì hạn cuối cùng để nộp thuế là ngày 30/01/2024).
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể (gồm văn phòng đại diện, chi nhánh địa điểm kinh doanh) kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ năm thành lập doanh nghiệp) nộp lệ phí môn bài cụ thể:
+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 06 tháng đầu năm: các công ty được phép nộp lệ phí chậm nhất đến ngày 30/7 của năm kết thúc thời gian miễn.
+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng cuối năm: hạn cuối công ty được phép nộp lệ phí là ngày 30/01 của năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, tính từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong năm 2023, mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ và 3.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có số vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên.
Xem thêm: Thủ tục khai báo thuế công ty mới thành lập [Chi tiết]
Mở tài khoản và thông báo số tài khoản
Hiện nay, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên mở tài khoản ngân hàng vì nhiều lợi ích như sau:
- Là điều kiện để DN đăng ký nộp thuế điện tử;
- Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với những giao dịch trên 20 triệu;
- Giúp DN thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong giao dịch, thanh toán…
Một công ty có thể mở nhiều tài khoản và cần thông báo tài khoản lên Hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Thủ tục hồ sơ mở tài khoản ngân hàng như sau:
- 01 bản sao Giấy đăng ký kinh doanh công chứng .
- Bản sao CCCD/ CMND/hộ chiếu công chứng của người đại diện.
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu ngân hàng, có chữ ký của người đại diện công ty và dấu công ty.
Chú ý: Khi mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, một số ngân hàng có thể yêu cầu bổ sung các giấy tờ sau: Quyết định thành lập công ty hoặc điều lệ thành lập công ty, và yêu cầu có kế toán trưởng. Trong trường hợp này, cần có bản sao công chứng CMND của kế toán.
Mua chữ ký số
Chữ ký số là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thao tác, giao dịch trên mạng thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Với chữ ký số, các doanh nghiệp có thể dễ dàng kê khai, nộp thuế điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, kê khai hải quan điện tử, giao dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đấu thầu điện tử.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định phải sử dụng chữ ký số.
Treo bảng hiệu công ty
Treo biển hiệu tại trụ sở chính công ty là thủ tục bắt buộc đối với doanh nghiệp mới thành lập. Biển hiệu phải chứa thông tin về tên công ty, địa chỉ và số điện thoại. Điều này tránh việc cơ quan thuế khi kiểm tra trụ sở thông báo rằng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký và từ chối phát hành hoá đơn.
Theo Điểm c Khoản 2, Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về các mức phạt liên quan đến tổ chức quản lý doanh nghiệp thì:
Việc không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; sẽ bị phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng.
Như vậy, ngay sau khi có Giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành treo biển hiệu theo đúng quy định để tránh bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị phát hành hóa đơn. Bạn có thể lựa chọn một đơn vị uy tín phù hợp với nhu cầu của mình và mọi thủ tục bên bán hóa đơn sẽ thực hiện cho bạn.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh tại LEGALAM thì trong gói dịch vụ đã bao gồm 500 số hóa đơn điện tử và thủ tục phát hành hóa đơn với Cơ quan thuế.
Hoàn thiện điều kiện về giấy phép, chứng chỉ và vốn
Đối với những doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần hoàn thiện nốt các thủ tục khác về Giấy phép con, chứng chỉ tùy thuộc yêu cầu từng ngành nghề.
Ví dụ:
- Ngành nghề kinh doanh nhà hàng, quán ăn: cần thực hiện thêm thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kinh doanh nhà thuốc: cần xin thêm Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; Chứng chỉ hành nghề Dược
Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH… cần tuân thủ cam kết góp vốn đúng hạn trong 90 ngày kể từ khi nhận được giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp sau thành lập xuất hiện các vấn đề không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính, thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
Tham gia vấn đề về thuế và bảo hiểm cho người lao động
Tham gia các vấn đề về thuế và bảo hiểm cho người lao động cũng là một trong những thủ tục sau khi thành lập công ty.
Bảo hiểm cho người lao động
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, đối với phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập, việc này thường là vấn đề thiếu sót.
Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày tính từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. Hồ sơ chi tiết bao gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia và điều chỉnh thông tin BHYT, BHXH.
- Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN, BHTN.
Luật BHXH quy định: Trong 30 ngày kể từ ngày ký đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động.
Các đối tượng mà doanh nghiệp bắt buộc đóng bảo hiểm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn/không thời hạn, theo một công việc nhất định, theo mùa vụ có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 01 đến dưới 03 tháng.
- Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.
Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng BHXH người lao động sẽ bị phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động có thể bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng (Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Các vấn đề về thuế:
Tất cả các loại thuế của doanh nghiệp như tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có) hàng quý, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm…cần tuân thủ đúng quy định để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập hoặc có kế toán viên thiếu kinh nghiệm, sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dịch vụ trọn gói về vấn đề thuế hay kế toán tại Công ty Luật LEGALAM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề kế toán thuế một cách hiệu quả.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất 2023
Dịch vụ khai thuế ban đầu và cam kết tại Legalam khi làm hồ sơ thuế
Phí dịch vụ khai thuế ban đầu tại Công ty Luật LEGALAM được đánh giá là cạnh tranh và tốt nhất trên thị trường, với chi phí chỉ từ 500.000 đồng.
Trong vòng 5 ngày làm việc, LEGALAM cam kết hoàn thành hồ sơ thuế ban đầu của doanh nghiệp sau khi có giấy phép kinh doanh và con dấu.
Chỉ cần cung cấp cho LEGALAM các loại giấy tờ sau:
- CMND/CCCD/hộ chiếu của kế toán trưởng và người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật.
- Đăng ký kinh doanh (bản sao).
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn, hãy liên hệ ngay với LEGALAM theo thông tin sau:
- Công ty Luật LEGALAM
- Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A Tòa nhà Keangnam, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0936 061359
- Email: congtyluatlegalam@gmail.com
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín, giá tốt 2023
Câu hỏi thường gặp sau khi làm thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Các câu hỏi thường gặp về thủ tục ban đầu sau khi thành lập công ty như sau:
Doanh nghiệp/công ty mới thành lập cần làm những việc gì?
Doanh nghiệp mới thành lập cần nhanh chóng hoàn thành 7 việc sau:
- Đăng ký mua chữ ký số;
- Nộp kê khai thuế ban đầu;
- Đăng ký dùng hóa đơn điện tử;
- Treo bảng hiệu công ty;
- Hoàn thiện điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, nguồn vốn;
- Mở tài khoản, thông báo tài khoản;
- Tham gia bảo hiểm cho người lao động cùng các vấn đề về thuế.
Thủ tục khai báo thuế công ty mới thành lập gồm những gì?
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hồ sơ khai thuế ban đầu, bao gồm 6 mục sau:
- Tờ đăng ký hình thức kế toán;
- Phương thức trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
- Tờ khai nộp lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán;
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin thông qua phương thức điện tử.
Thời hạn nộp khai thuế môn bài của doanh nghiệp mới thành lập?
Hạn cuối nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập là trước ngày 30/01 năm sau ngày thành lập. (theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
Doanh nghiệp mới thành lập cần mua hóa đơn điện tử không?
Có. Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/NĐ-CP và Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Doanh nghiệp nhỏ vừa thành lập có cần tham gia BHXH không?
Có. Trong thời hạn 30 ngày sau khi ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động.
Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể 2023: Những điều nên biết
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Với những kiến thức chia sẻ trên đây, Công ty Luật LEGALAM mong rằng sẽ giúp các bạn nắm rõ về các thủ tục sau khi thành lập công ty.
Xem thêm các bài viết:
- Thành lập công ty cần những gì? Bí quyết thành công
- Đăng ký kinh doanh ở đâu? Lệ phí bao nhiêu?
- Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?
- Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?
- Thành lập công ty: Quy trình thực hiện, thủ tục pháp lý 2023
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng