Cá nhân kinh doanh có phải đăng ký không?

Cá nhân kinh doanh có phải đăng ký không? Cá nhân kinh doanh dưới các hình thức nào? Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau của LEGALAM.

Cá nhân có phải đăng ký kinh doanh không?
Cá nhân có phải đăng ký kinh doanh không?

1. Cá nhân kinh doanh có phải đăng ký không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về khái niệm cá nhân hoạt động thương mại cụ thể như sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh cụ thể như sau:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
  • Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;
  • Kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

(Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.)

Căn cứ vào các quy định pháp lý trên, không phải mọi cá nhân kinh doanh đều được  miễn đăng ký kinh doanh. Chỉ các cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp trên thì không phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

2. Khi nào cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh?

Các trường hợp cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP như đã phân tích ở trên thì đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh để hoạt động hợp pháp.

Hình thức đăng ký kinh doanh phù hợp

Đối với các cá nhân kinh doanh thì đăng ký kinh doanh hộ cá thể là phù hợp nhất. Hộ kinh doanh cá thể có một số đặc điểm cơ bản sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân
  • Không giới hạn số lượng lao động
  • Cơ cấu tổ chức đơn giản, vốn ít
  • Đóng thuế khoán hàng tháng (không phải báo cáo thuế hàng quý và báo cáo tài chính năm như công ty).

3. Các loại thuế cá nhân phải nộp khi đăng ký kinh doanh

3.1 Lệ phí môn bài

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

+ Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.

+ Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm.

+ Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài:

+ Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định.

3.2 Thuế giá trị gia tăng

Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế GTGT.

Công thức tính:

Số thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó:

Doanh thu tính thuế GTGT: Là doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm cả khoản thuế GTGT mà hộ kinh doanh nhận được.

Tỷ lệ % thuế GTGT: Áp dụng cho từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể (theo quy định của Bộ Tài chính).

3.3. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Công thức tính:

Số thuế TNCN hộ kinh doanh cá thể phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế TNCN: Là tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm cả các khoản thuế đã nộp.

Tỷ lệ % thuế TNCN: Áp dụng cho từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể (theo quy định của Bộ Tài chính).

Cố vấn chuyên môn: Luật sư Nguyễn Hoàng

Bài liên quan

Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh bida

Giấy phép kinh doanh bida

Kinh doanh bida có cần đăng ký xin giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì điều kiện, thủ tục tục, hồ sơ xin giấy...
Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ

Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ

Đăng ký kinh doanh nhà nghỉ là thủ tục bắt buộc để cơ quản lý có thể quản lý được hoạt động kinh doanh của...
Thủ tục đăng ký kinh doanh kinh doanh homestay

Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh homestay

Đăng ký kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh khá mới, hiện trong các văn bản pháp luật không có thuật ngữ này. Tuy...
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh Karaoke

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh Karaoke

Kinh doanh Karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Điều kiện, hồ sơ,...
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh nhà trọ

Giấy phép kinh doanh nhà trọ

Hiện nay, kinh doanh nhà trọ là ngành nghề chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy,...
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh khách sạn

Giấy phép kinh doanh khách sạn

Điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn theo quy định mới nhất. Các loại giấy phép cần có để...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359