Công ty Luật LEGALAM đã có hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn làm Giấy phép lao động (Work permit) cho người lao động nước ngoài vào Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi và kinh nghiệm xử lý hàng nghìn hồ sơ, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ làm Giấy phép lao động Uy tín – Hiệu quả – An toàn pháp lý cho khách hàng.
1. Đối tượng nào cần xin Giấy phép lao động hay được miễn?
Đối tượng cần xin Giấy phép lao động
Theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép lao động, những người lao động nước ngoài vào tại Việt Nam theo các mục đích sau đây được xin cấp giấy phép lao động:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Đối tượng được miễn xin Giấy phép lao động
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định 20 trường hợp được miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục xin xác nhận được miễn GPLĐ.
Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP hiện nay có 20 trường hợp NLĐ nước ngoài không thuộc diện phải đề nghị cấp giấy phép lao động, cụ thể:
(1) Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH với vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên.
(2) Là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần với vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên.
(3) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải. Chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn 04 điều kiện sau đây:
– NLĐ là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài.
– Doanh nghiệp đó đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
– Di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và
– NLĐ đã được doanh nghiệp tuyển dụng ít nhất 12 tháng liên tục.
(4) Cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
(5) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
(6) Được cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
(7) Tình nguyện viên làm việc không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tổ chức quốc tế phái cử.
(8) Làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
(9) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết.
(10) Học sinh, sinh viên đang học tập ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
(11) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
(12) Có giấy tờ công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
(13) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
(14) Được Bộ GD&ĐT xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.
(15) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
(16) Vào Việt Nam dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
(17) Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia hiện có ở Việt Nam không xử lý được.
(18) Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
(19) Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHVN là thành viên.
(20) Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Những khó khăn khi làm Giấy phép lao động?
Trong quá trình tư vấn khách hàng, LEGALAM nhận thấy những khó khăn mà khách hàng thường gặp phải khi tự thực hiện thủ tục xin GPLĐ như sau:
- Quy định về giấy phép lao động thường xuyên thay đổi, người sử dụng lao động cần phải liên tục cập nhật những kiến thức pháp lý mới nhất để thực hiện đúng quy trình cũng như hồ sơ xin GPLĐ;
- Hồ sơ xin GPLĐ khá phức tạp, đối với mỗi đối tượng xin GPLĐ lại khác nhau và mỗi loại hồ sơ lại phải thực hiện những thủ tục khác nhau như: hồ sơ nào thì cần bản gốc, hồ sơ nào thì cần sao y công chứng, có hồ sơ thì phải hợp pháp hóa lãnh sự,…
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài phức tạp hơn những thủ tục pháp lý khác vì có yếu tố nước ngoài, chịu sự điều chỉnh, giám sát chặt chẽ của pháp luật: khám sức khỏe, xin LLTP, hợp đồng lao động,…
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
3. Bạn nhận được gì khi sử dụng dịch vụ làm Giấy phép lao động của LEGALAM?
- Tư vấn miễn phí mọi vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin GPLĐ;
- Tư vấn về thủ tục làm LLTP cho người nước ngoài tại Việt Nam, hoặc xử lý LLTP của người nước ngoài được cấp tại nước ngoài;
- Tư vấn thủ tục và địa điểm làm giấy khám sức khỏe để xin giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn và hỗ trợ dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ phục vụ việc xin cấp giấy phép lao động;
- Tư vấn soạn thảo bộ hồ sơ xin cấp GPLĐ hoàn chỉnh;
- Tư vấn các trường hợp được miễn giấy phép lao động và thủ tục xin cấp giấy miễn giấy phép lao động;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cập nhật cho doanh nghiệp về tình trạng xét duyệt hồ sơ;
- Tư vấn miễn phí các thủ tục liên quan sau khi được cấp giấy phép lao động, như xin thẻ tạm trú cho lao động nước ngoài, …
4. Các chi phí dịch vụ làm Giấy phép lao động
Chi phí làm giấy phép lao động bao gồm:
- Lệ phí cấp giấy phép lao động 400.000đ – 600.000đ (Tùy từng tỉnh thành)
- Phí đề nghị cấp LLTP cho người nước ngoài.
- Phí khám sức khỏe cho người nước ngoài.
- Phí hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ cấp tại nước ngoài.
- Phí dịch thuật công chứng tài liệu tại nước ngoài.
- Phí dịch vụ tư vấn thủ tục cấp giấy phép lao động.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, LEGALAM cung cấp chuỗi dịch vụ trọn gói tư vấn phiếu LLTP – tư vấn xin giấy phép lao động – tư vấn làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài để bạn tham khảo.
Đối với mỗi loại GPLĐ thì chi phí sẽ khác nhau. Để nhận được báo giá chính xác và nhanh nhất, xin mời gọi hotline 0936 061359 để được tư vấn miễn phí.
5. Quy trình dịch vụ tư vấn làm Giấy phép lao động tại LEGALAM
👉 Bước 1: Tư vấn pháp lý
LEGALAM sẽ tư vấn miễn phí những vấn đề pháp lý liên quan hoặc bất kể thắc mắc nào của khách hàng liên quan đến GPLĐ.
👉 Bước 2: Thẩm định giấy tờ, soạn thảo hồ sơ
Mọi giấy tờ liên quan sẽ cần được đánh giá, thẩm định và tiến hành thực hiện một số thủ tục cần thiết như: sao y công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự,…
Sau đó, tư vấn soạn thảo hồ sơ để quý khách ký tên và đóng dấu. LEGALAM sẽ hỗ trợ quý khách thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan chức năng.
👉 Bước 3: Nhận kết quả theo lịch hẹn
Thời gian xử lý giấy phép lao động là 18-25 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ giấy tờ theo hướng dẫn.
Để được cấp Giấy phép lao động, quý khách cần các giấy tờ, thông tin sau:
-
- Giấy khám sức khỏe;
- Phiếu LLTP;
- Ảnh màu, nền trắng, kích thước 4x6cm (2 ảnh);
- Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của người nước ngoài ;
- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm người lao động nước ngoài.
Lưu ý: Các giấy tờ, chứng từ của người nước ngoài phải được dịch công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự (trừ những trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
Cơ quan cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
6. Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn làm giấy phép lao động/work permit của LEGALAM
Với hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý trong lĩnh vực giấy phép lao động cho người nước ngoài, LEGALAM tự tin mang đến dịch vụ làm giấy phép lao động tốt nhất cho quý khách vì những lý do sau:
- Kinh nghiệm và chuyên môn: Đội ngũ Luật sư và chuyên viên của LEGALAM đã có nhiều năm kinh nghiệm, đã tư vấn xin thành công GPLĐ cho hàng nghìn doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau. Chúng tôi có thể giải quyết mọi vấn đề pháp lý phát sinh nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích khách hàng.
- Thủ tục đơn giản: Nhằm đơn giản hóa mọi thủ tục hành chính cho khách hàng, LEGALAM đã xây dựng quy trình dịch vụ tư vấn cấp GPLĐ mà quý khách chỉ cần cung cấp một số thông tin cần thiết, ký hồ sơ và nhận kết quả.
- Chi phí minh bạch và cạnh tranh: Mọi chi phí sẽ được công khai minh bạch trong hợp đồng dịch vụ giữa 02 bên, cam kết không phát sinh.
7. Một số điều cần biết về Giấy phép lao động (GPLĐ)
Giấy phép lao động là gì?
- Giấy phép lao động là văn bằng xác nhận việc chấp thuận cho sử dụng lao động nước ngoài trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Có giấy phép lao động thì người nước ngoài mới xin được tạm trú Việt Nam được.
- Giấy phép lao động có thông tin cụ thể về vị trí công việc, địa điểm làm việc, chức vụ đảm nhận và thời hạn làm việc nên đơn vị sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người nước ngoài đúng các nội dung đã được cấp phép.
Điều kiện xin giấy phép lao động
Điều kiện để cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, gồm:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019.
Thời hạn của Giấy phép lao động là bao lâu?
Theo Bộ luật lao động thì thời hạn giấy phép lao động không quá 02 năm.
Công ty sử dụng lao động nước ngoài không xin giấy phép lao động có bị phạt không?
CÓ, ngoài xử phạt vi phạm hành chính cá nhân người lao động nước ngoài còn bị liên đới các nghĩa vụ sau: Người nước ngoài bị xử phạt 15 – 25 triệu đồng vì lỗi sai mục đích nhập cảnh (Vào lao động nhưng không có giấy phép) và có thể áp dụng cấm nhập cảnh 03 tháng. Còn doanh nghiệp bị loại trừ khoản lương, thuế TNCN đóng cho người lao động và bị áp dụng các hình phạt sau
- Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 1 – 3 tháng
- Xử phạt hành chính 30 – 45 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 1 – 10 người
- Xử phạt hành chính 45 – 60 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 11 – 20 người
- Xử phạt hành chính 60 – 75 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 21 người trở lên.
Xem thêm: Xử phạt người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động
Gia hạn giấy phép lao động được không?
CÓ, theo Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người nước ngoài được xem xét cho gia hạn giấy phép lao động khi đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
- Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.
- Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.
Trên đây là những thông tin cần thiết LEGALAM muốn gửi tới quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ tư vấn làm giấy phép lao động/xin miễn GPLĐ cho người nước ngoài. Vì quy trình, thủ tục xin GPLĐ khá phức tạp mất thời gian, nên để được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho LEGALAM để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
[su_divider size=”1″]
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng