Kinh doanh bida có cần đăng ký xin giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì điều kiện, thủ tục tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh như thế nào? Các loại giấy phép cần thiết để kinh doanh bida? Mời bạn theo dõi bài viết sau của LEGALAM để được giải đáp.
1. Kinh doanh bida có cần giấy đăng ký giấy phép không?
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một số hoạt động không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Các hoạt động này bao gồm:
(1) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
(2) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
(3) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
(4) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
(5) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
(6) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo đó, kinh doanh bida không thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh. Các chủ cơ sở kinh doanh bida cần xin Giấy phép kinh doanh và các loại giấy phép con cần thiết để đủ điều kiện hoạt động.
2. Điều kiện kinh doanh bida
2.1 Điều kiện về đăng ký kinh doanh
Các chủ cơ sở kinh doanh bida bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh để hoạt động. Kinh doanh bida không có yêu cầu bắt buộc về loại hình kinh doanh, có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau:
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Thành lập doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,…
Xem thêm: Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
2.2 Điều kiện về cơ sở vật chất
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2018/TT-BVHTTDL, cơ sở kinh doanh bida phải đáp ứng một số điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị như sau:
1. Khu vực đặt bàn phải có mái che, khoảng cách tính từ mép ngoài bàn tới tường ít nhất là 1,5m, khoảng cách giữa các bàn với nhau ít nhất là 1,2m.
2. Cơ sở tổ chức tập luyện và thi đấu môn Billiards & Snooker phải có ít nhất một trong những loại bàn sau đây:
a) Bàn snooker có chiều dài lòng bàn là 3,569m (độ dao động từ 3,556m đến 3,582m); chiều rộng lòng bàn là 1,778m (độ dao động từ 1,765m đến 1,791m). Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt thành băng của bàn từ 85mm đến 88 mm;
b) Bàn pool có chiều dài lòng bàn là 2,54m (độ dao động từ 2,537m đến 2,543m); chiều rộng lòng bàn là 1,27 m (độ dao động từ 1,267m đến 1,273m). Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt thành băng của bàn từ 74mm đến 79mm;
c) Bàn carom gồm bàn lớn và bàn nhỏ. Chiều dài lòng bàn lớn là 2,84m (độ dao động từ 2,835m đến 2,845m); chiều rộng lòng bàn lớn là 1,42m (độ dao động từ 1,415m đến 1,425m). Chiều dài lòng bàn nhỏ là 2,54m (độ dao động từ 2,535m đến 2,545m); chiều rộng lòng bàn nhỏ là 1,27m (độ dao động từ 1,265m đến 1,275m). Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt thành băng của bàn từ 75mm đến 80mm.
3. Mặt bàn phải bảo đảm độ phẳng và được trải bằng vải hoặc nỉ phù hợp với từng loại bàn.
4. Có bi sử dụng phù hợp với từng loại bàn.
5. Có cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm.
6. Ánh sáng tại các điểm trên mặt bàn và thành băng ít nhất là 300 lux.
7. Trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì khoảng cách từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt bàn ít nhất là 1m.
8. Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ y tế, có khu vực thay đồ, nơi cất giữ đồ, nhà vệ sinh.
9. Có bảng nội quy quy định những nội dung cơ bản, bao gồm: giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện.
2.3 Điều kiện về phòng cháy chữa cháy
Cơ sở kinh doanh bida là nơi tập trung đông người, có nguy cơ cháy nổ nên cần cần làm biên bản kiểm tra PCCC tại cơ quan PCCC thuộc UBND phường/xã nơi cơ sở hoạt động.
2.4 Một số loại giấy phép khác
Nếu cơ sở kinh doanh bida có cung cấp dịch vụ ăn uống; hoặc có kinh doanh rượu hay thuốc lá thì cần phải xin các loại giấy phép con tương ứng.
3. Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh bida
3.1 Giai đoạn 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
a) Thành lập hộ cá thể kinh doanh bida
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân
- Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ (nếu ngành nghề yêu cầu)
- Nộp hồ sơ:
- Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
- Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
- Nhận kết quả:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
b) Thành lập công ty kinh doanh bida
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập đối với Công ty TNHH 2 thành viên/Công ty cổ phần
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân của người đại diện theo pháp luật
- Nộp hồ sơ:
- Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
- Nhận kết quả:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3.2 Giai đoạn 2: Xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy
3.3 Xin các loại giấy phép con khác
- Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao môn bida (Billiards & Snooker) (Đối với mô hình doanh nghiệp quy mô lớn tham gia vào hoạt động thể thao);
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu có kinh doanh dịch vụ ăn uống);
- Giấy phép bán lẻ rượu
- Giấy phép bán lẻ thuốc lá
4. Kinh doanh bida mà không xin phép bị xử lý như thế nào?
- Không đăng ký Giấy phép kinh doanh:
- 5.000.0000 – 10.000.000: đối với hình thức hộ kinh doanh
- 50.000.000 – 100.000.000: đối với hình thức doanh nghiệp
- Không đáp ứng điều kiện khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện: phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000
5. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh bida
Điều kiện, thủ tục pháp lý để đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khá phức tạp, cần nhiều loại giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo hiệu quả công việc tránh được những rủi ro pháp lý, bạn có thể tham khảo dịch vụ pháp lý của LEGALAM:
- Tư vấn các quy định pháp lý liên quan để khách hàng nắm được;
- Thẩm định, đánh giá sơ bộ điều kiện cơ sở vật chất có đủ điều kiện không;
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lý cần thiết;
- Thay mặt Khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước;
- Theo dõi hồ sơ, xử lý tình huống phát sinh
- Hỗ trợ pháp lý sau dịch vụ cho Khách hàng.
Tham khảo:
6. Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh bida
Có. Kinh doanh bida không thuộc trường hợp được miễn giấy phép kinh doanh nên chủ cơ sở phải đăng ký các loại giấy phép cần thiết để đủ điều kiện hoạt động.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu có kinh doanh dịch vụ ăn uống);
- Giấy phép bán lẻ rượu (nếu có bán rượu);
- Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có bán thuốc lá).
Mã ngành 9329 – Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu.
Chi tiết: Kinh doanh bida.
[su_divider size=”1″]
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng