Giấy phép kinh doanh nhà thuốc là một trong những loại giấy tờ được cấp phép với cơ sở kinh doanh thuốc tân dược. Yêu cầu các quầy thuốc phải có loại giấy phép này mới được phép kinh doanh, hành nghề. Sau đây Công ty Luật LEGALAM sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép hoạt động kinh doanh quầy thuốc để mọi người cùng tham khảo.
Giấy phép kinh doanh nhà thuốc là gì?
Giấy phép kinh doanh nhà thuốc là giấy tờ được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp phép cho các cơ sở kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp được phép mở quầy thuốc. Các quầy thuốc được cấp phép hoạt động phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện kinh doanh dược. Giấy phép kinh doanh quầy thuốc được cơ quan thẩm quyền cấp dưới dạng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc tân dược.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất 2023
Cơ sở pháp lý cấp phép kinh doanh nhà thuốc
- Bộ Luật Dược năm 2016
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết về các điều và biện pháp thi hành Luật Dược hiện hành
- Thông tư 02/2018/TT- BYT Quy định về thực hiện tốt các hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc
Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh nhà thuốc
Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật
Căn cứ Khoản 5 Điều 31 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định điều kiện cơ sở vật chất đối với cơ sở bán lẻ thuốc như sau:
a) Địa điểm cố định, bố trí ở nơi thoáng mát, cao ráo, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;
b) Khu vực hoạt động của nhà thuốc phải tách biệt hoàn toàn với các hoạt động khác;
c) Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, nền và tường nhà dễ làm vệ sinh, đầy đủ ánh sáng cho các hoạt động và tránh nhầm lẫn, không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
d) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực bảo quản thuốc, khu vực trưng bày và khu vực để người mua tiếp xúc và trao đổi thông tin việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;
e) Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:
– Nếu có tổ chức pha chế theo đơn phải có phòng pha chế theo đơn;
– Khu vực ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;
– Kho để bảo quản thuốc riêng (nếu cần);
– Phòng hay khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/bệnh nhân.
f) Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế phải có khu vực riêng, không được bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc; phải có biển hiệu ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”
Điều kiện đối với thiết bị và dụng cụ y tế tại nhà thuốc
a) Có đủ thiết bị bảo quản thuốc tránh được những ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
– Tủ, quầy, giá kệ thuốc chắc chắn, trơn nhẵn, dễ thực hiện vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo tính thẩm mỹ;
– Có đủ ánh sáng để đảm bảo thao tác kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
– Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ tại cơ sở bán lẻ thuốc và được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
b) Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với các yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
Điều kiện về nhân sự
Theo bộ Tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với nhà thuốc được ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT yêu cầu như sau:
1.Người phụ trách chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp ĐH ngành dược, có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.
2. Nhà thuốc phải có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, kinh nghiệm nghề nghiệp, bằng cấp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
3. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, bảo quản thuốc, pha chế thuốc, quản lý chất lượng thuốc, giao nhận phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian hành nghề phù hợp với công việc được giao, trong đó:
a) Từ 01/01/2020, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn dược từ TC dược trở lên trừ trường hợp quy định tại điểm b.
b) Người trực tiếp pha chế thuốc, người làm công tác dược lâm sàng phải có bằng tốt nghiệp ĐH ngành dược.
4. Tất cả các nhân viên trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức phạt cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược.
5. Nhân viên được đào tạo ban đầu và cập nhật về tiêu chuẩn Thực hành tốt bán lẻ thuốc.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh rượu mới nhất 2023
Hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh nhà thuốc
Để nhà thuốc có đủ điều kiện đi vào hoạt động thì cần có đủ những loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà thuốc (dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp)
- Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược
- Chứng chỉ hành nghề Dược
- Giấy CN đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (GPP)
Tương ứng mỗi loại giấy tờ là một bộ hồ sơ tương ứng, cụ thể như sau:
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Dựa theo Điều 24 Luật Dược 2016, Điều 3 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược bao gồm như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 6 tháng.
- Bản sao các giấy chứng thực văn bằng chuyên môn liên quan ngành dược.
- Giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cung cấp.
- Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành gần nhất cấp.
- Giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào tạo về dược, cập nhật các kiến thức chuyên môn với ngành dược đối với những người đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược được quy định ở Khoản 9 Điều 28 của Luật này.
- Cung cấp bản sao căn cước công dân, hộ chiếu.
- Những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài yêu cầu cần có phiếu lý lịch tư pháp hoặc các văn bản xác nhận không phạm tội, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hành nghề dược nhưng lại thu hồi theo Khoản 3 Điều 28 của Luật có quy định người đề nghị cấp lại giấy chứng nhận hành nghề dược chỉ cần nộp đơn theo Khoản 1 Điều này.
Hồ sơ cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh nhà thuốc
- Đơn đề nghị cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược;
- Tài liệu về địa điểm, trang thiết bị bảo quản, khu vực bảo quản, tài liệu chuyên môn và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Bản sao công chứng, chứng thực Giấy CN đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
- Bản sao công chứng, chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược;
Hồ sơ xin cấp chứng nhận đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (GPP)
- Đơn đề nghị cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh.
- Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc giấy CN thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có).
- Tài liệu theo nguyên tắc thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc: Địa điểm, trang thiết bị bảo quản, khu vực bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật, nhân sự. Trong đó bao gồm:
- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bản vẽ bố trí khu vực; danh mục trang thiết bị; hồ sơ, tài liệu và quy trình thao tác chuẩn.
- Danh sách các nhân sự, sơ đồ nhân sự và tên, chức danh, trình độ chuyên môn của nhân sự.
- Bản tự kiểm tra thực hành tốt cơ sở bán thuốc lẻ.
- Giấy CN đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở (bản sao có chứng thực).
- Chứng chỉ hành nghề dược ( bảo sao có chứng thực)
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Spa – Điều kiện đăng ký
Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh nhà thuốc
Vì kinh doanh nhà thuốc là ngành nghề có điều kiện được pháp luật quy định, giám sát chặt chẽ nên các cơ sở kinh doanh dược phải thực hiện đầy đủ 02 thủ tục sau:
- Giai đoạn 1: Xin Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giai đoạn 2: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Thủ tục xin cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh
Tùy vào nhu cầu kinh doanh mà chủ cơ sở có thể chọn loại hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp để hoạt động. Mỗi mô hình có những ưu nhược điểm khác nhau, trong đó:
– Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc những thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp những thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho 01 thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
>> Tham khảo: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
– Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có 4 loại hình sau đây:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH có: Công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
Thủ tục xin Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược
Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ cơ sở tiếp tục thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
(i) Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy CN đủ Điều kiện kinh doanh dược
Cơ sở kinh doanh dược chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược và nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi đặt trụ sở chính kinh doanh.
(ii) Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận trả cho Cơ sở kinh doanh đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy CN đủ Điều kiện kinh doanh dược
(iii) Bước 3: Thẩm định hồ sơ cấp Giấy CN đủ Điều kiện kinh doanh dược
– Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược:
+ Cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 30 ngày, từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ với trường hợp cơ sở vật chất, nhân sự và kỹ thuật đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược;
+ Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
– Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung.
+ Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định 54/2017/NĐ-CP;
+ Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
(iv) Bước 4: Thẩm định thực tế và cấp Giấy CN đủ Điều kiện kinh doanh dược
Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm:
– Cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa;
– Ban hành văn bản thông báo nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 – 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trả lời chính xác lý do chưa cấp.
(v) Bước 5: Cập nhật thông tin
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị như sau:
– Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược;
– Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về y, dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;
– Số Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược.
Theo quy định, Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy CN đủ điều kiện kinh doanh dược.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dược
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc tại Legalam
Công ty Luật LEGALAM đang cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xin giấy phép kinh doanh quầy thuốc. Khi đến với Công ty Luật LEGALAM khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Công ty Luật LEGALAM hỗ trợ tư vấn hướng dẫn khách hàng về toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện mở nhà thuốc tư nhân.
- Soạn hồ sơ thủ tục thành lập nhà thuốc
- Đại diện khách hàng tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý đăng ký cấp giấy phép kinh doanh quầy thuốc.
- Đại diện khách hàng theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh quầy thuốc của mình và nhận kết quả khiếu nại nếu có.
Bên cạnh đó còn có những lý do khác khách hàng nên lựa chọn Công ty Luật LEGALAM để đăng ký giấy phép kinh doanh quầy thuốc. Cụ thể:
- Tư vấn miễn phí, đúng pháp luật về dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh quầy thuốc do đội ngũ luật sư có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
- Tư vấn báo giá trọn gói tất cả các thủ tục từ khi thành lập đến khi hoàn thiện thủ tục liên quan đến thành lập nhà thuốc.
- Hỗ trợ bàn giao kết quả tận nơi cho khách hàng mà khách hàng không cần mất thời gian đi lại nhiều.
- Cam kết thực hiện đúng toàn bộ các tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến giấy phép kinh doanh quầy thuốc khi khách hàng có nhu cầu.
Với phương châm đặt quyền lợi khách hàng lên đầu, Công ty Luật LEGALAM tự tin là người bạn đồng hành pháp lý với khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh dược và các lĩnh vực pháp luật khác. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, khi khách hàng có nhu cầu mở quầy thuốc hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
- Công ty Luật LEGALAM
- Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A Tòa nhà Keangnam, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Điện thoại: 0936 061359
- Email: congtyluatlegalam@gmail.com
Câu hỏi liên quan về xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc
Cùng điểm qua một số câu hỏi liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh quầy thuốc được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Mở nhà thuốc tây cần có bằng cấp gì?
Phụ thuộc vào phạm vi và vị trí hoạt động của nhân sự khi mở tiệm thuốc mà có những yêu cầu bằng cấp khác nhau. Với những người chịu trách nhiệm chuyên môn chính yêu cầu tốt nghiệp đại học và có 2 năm thực hành chuyên ngành dược. Còn với nhân sự bán thuốc trực tiếp cho khách hàng phải có văn bằng chuyên môn ngành dược tối thiểu bậc trung cấp.
Chi phí và vốn mở tiệm thuốc tây quy định như thế nào?
Kinh doanh dược là ngành nghề kinh doanh yêu cầu nhiều vốn và khả năng tài chính. Tuy nhiên không có yêu cầu cụ thể về vốn và chi phí khi hoạt động và mở tiệm thuốc.
Giấy phép kinh doanh nhà thuốc có giá trị trong bao lâu?
Theo Điều 41 Luật Dược 2016 thì Giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh dược không có quy định về hiệu lực. Tuy nhiên nếu như cơ sở kinh doanh dược không đáp ứng được điều kiện kinh doanh theo Điều 33 Luật Dược 2016 thì có thể bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh.
Kết luận
Trên đây là nội dung chi tiết của Công ty Luật LEGALAM về cơ sở pháp lý, điều kiện cơ bản để cấp giấy phép kinh doanh nhà thuốc. Nếu bạn muốn mở tiệm thuốc kinh doanh thì hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý, thủ tục đăng ký kinh doanh để quy trình xin giấy phép thuận lợi nhất. Nếu khách hàng cần tìm hiểu thêm về luật, kinh nghiệm xin giấy phép kinh doanh dược hãy liên hệ đến Công ty Luật LEGALAM để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng