Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công

Sản xuất rượu thủ công là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thủ tục xin Giấy phép sản xuất rượu thủ công là cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết về điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp phép sản xuất rượu thủ công theo quy định mới nhất.

1. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG

Căn cứ Điều 9 và Điều 10 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, để được cấp phép sản xuất rượu thủ công, cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.1 Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định

1.2 Điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

  • Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
  • Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định

2. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG

Căn cứ Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh
  • Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Như vậy, để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép sản xuất rượu thủ công, các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện các công việc sau:

  • Đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh).
  • Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Tiến hành thủ tục đăng ký công bố sản phẩm.

Lưu ý: Trường hợp sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại thì không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh mà có thể sản xuất với tư cách cá nhân.

3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CẤP PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG

Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dưới 1 trong các hình thức sau (áp dụng với trường hợp sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh):

Bước 2: Tiến hành thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tham khảo: Thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp phép sản xuất rượu thủ công:

(1): Nộp hồ sơ

Có 02 cách nộp hồ sơ

  • Cách 1: Nộp tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Cách 2: Nộp qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi cơ sở sản xuất rượu đặt trụ sở chính.

(2:) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Cơ quan có thẩm quyền: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Phí thẩm định: 1,1 triệu đồng/lần/hồ sơ theo quy định tại Thông tư 299/2016/TT-BTC

4. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG TẠI LEGALAM

Thủ tục xin Giấy phép sản xuất rượu thủ công khá phức tạp, nếu không nắm chắc quy định và cách thức làm việc của cơ quan nhà nước, hồ sơ sẽ khó được duyệt. Để tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất, mời bạn tham khảo dịch vụ xin cấp phép sản xuất rượu thủ công của LEGALAM:

a) Chuyên nghiệp và kinh nghiệm:

  • Đội ngũ tư vấn am hiểu sâu sắc về luật pháp và quy trình xin giấy phép.
  • Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng.

b) Tiết kiệm thời gian:

  • Chúng tôi xử lý toàn bộ thủ tục giấy tờ, giúp khách hàng không phải mất thời gian tìm hiểu và thực hiện.
  • Quy trình nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi so với tự làm.

c) Dịch vụ trọn gói:

  • Từ chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đến theo dõi tiến độ và nhận kết quả.
  • Hỗ trợ các thủ tục liên quan như đăng ký kinh doanh, an toàn thực phẩm (nếu cần).

d) Minh bạch về chi phí:

  • Báo giá rõ ràng, không có phí ẩn.
  • Tư vấn về các khoản phí và lệ phí theo quy định mới nhất của nhà nước.

5. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN

5.1 Sản xuất rượu thủ công có bắt buộc phải xin cấp phép không?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì:

Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.

Như vậy, nếu sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5.5 độ trở lên để kinh doanh bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh.

5.2 Giấy phép sản xuất rượu thủ công có thời hạn bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là 5 năm.

5.3 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công?

Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

5.4 Xử phạt đối với những cơ sở sản xuất rượu thủ công mà không có giấy phép?

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.

Bài liên quan

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của...

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Những điều cần biết khi thành lập công ty, doanh nghiệp mà bạn nhất định phải biết. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ, chi phí...

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là điều kiện cần thiết để hoạt động trong lĩnh vực này vì đây là ngành nghề...

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không? Thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp...

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh bể bơi

Xin Giấy phép kinh doanh bể bơi là thủ tục pháp lý cần thiết để cơ sở kinh doanh bể bơi đáp ứng đầy đủ...

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Để được phép hoạt động...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359