Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không? Thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Mời bạn tham khảo bài viết sau của LEGALAM để được giải đáp.
1. Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không?
Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh:
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một số hoạt động không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Các hoạt động này bao gồm:
(1) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
(2) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
(3) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
(4) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
(5) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
(6) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo đó, có thể thấy, kinh doanh cửa hàng tạp hóa không thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh. Cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh cố định, thường xuyên bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản, ít vốn nên hộ kinh doanh cá thể là mô hình phù hợp nhất. Quy trình, thủ tục thành lập hộ kinh doanh sau:
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Ghi rõ tên hộ kinh doanh, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kinh doanh, số lao động.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
- Hợp đồng thuê địa điểm hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tùy trường hợp)
- Nộp hồ sơ:
- Địa điểm: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
- Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc
- Lệ phí nhà nước: 100.000/hồ sơ
- Nhận kết quả:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Đăng ký nộp thuế
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ đến cơ quan quản lý thuế để đăng ký kê khai nộp thuế khoán theo tháng hoặc quý. Hộ kinh doanh nộp thuế dựa trên doanh thu và mỗi ngành nghề kinh doanh có mức thuế suất khác nhau.
Xem chi tiết: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
3. Lưu ý khi đăng ký kinh doanh tạp hóa
- Lựa chọn tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật
- Địa chỉ kinh doanh: không được đặt ở chung cư hay nhà tập thể (có chức năng để ở)
- Vốn điều lệ: không có quy định về vốn bắt buộc. Tuy nhiên, hộ kinh doanh nên để mức vốn thấp để giảm nghĩa vụ thuế.
- Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ nộp thuế trong suốt quá trình hoạt động
4. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại LEGALAM
Để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện nhanh chóng, chính xác, mời bạn tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói tại LEGALAM:
- Tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc pháp lý của Khách hàng liên quan đến hộ kinh doanh
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
- Thay mặt Khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
- Theo dõi, cập nhật tiến độ liên tục cho Khách hàng
- Nhận và trả kết quả tận nơi.
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng làm việc với cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh;
5. Một số câu hỏi liên quan
5.1 Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?
Có. Kinh doanh cửa hàng tạp hóa bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
5.2 Có cần phải có vốn tối thiểu để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa không?
Không. Không có quy định về vốn bắt buộc khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh tạp hóa thường nhỏ lẻ, vốn ít.
5.3 Nếu không đăng ký kinh doanh thì có bị phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
Có, kinh doanh mà không đăng ký là vi phạm pháp luật và có thể bị phạt. Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt có thể từ 1.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
5.4 Ngoài đăng ký kinh doanh, còn cần những giấy phép gì khác để mở cửa hàng tạp hóa?
Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn có thể cần:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu bán thực phẩm)
b) Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (nếu bán thuốc lá)
c) Giấy phép bán lẻ rượu (nếu bán rượu)
d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (tùy theo quy mô cửa hàng)
e) Các giấy phép khác tùy theo loại hàng hóa kinh doanh và quy định cụ thể của địa phương.
Trên đây là những phân tích pháp lý của LEGALAM để trả lời cho câu hỏi “Mở tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?” Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn liên hệ hotline 0936 061359 để được tư vấn miễn phí.
[su_divider size=”1″]
Cố vấn chuyên môn: Luật sư Nguyễn Hoàng