Người nước ngoài làm việc không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài làm việc không có giấy phép. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vậy pháp luật xử phạt hành vi này như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau của LEGALAM để có câu trả lời.

1. Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại VN
Người nước ngoài làm việc tại VN cần điều kiện gì

1.1 Đối với người sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 152 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về điều kiện tuyển dụng công dân là người nước ngoài, bao gồm:

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2 Đối với người lao động nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, người lao động mang quốc tịch nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

Người lao động nước ngoài
Người lao động nước ngoài

Theo đó, nếu người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì không phải xin giấy phép lao động. Thay vào đó, người lao động phải xin Giấy xác nhận miễn giấy phép lao động để làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Tham khảo: Những trường hợp được miễn giấy phép lao động

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

Điều 153 Bộ Luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài như sau:

1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động
Xử phạt hành vi không có GPLĐ đối với người lao động và người sử dụng lao động

3.1 Đối với người lao động nước ngoài

Theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

 ……

5. Hình thức xử phạt bổ sung

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo đó, người lao động không có giấy phép lao động ngoài hình thức bị phạt tiền còn bị buộc trục xuất khỏi Việt Nam.

3.2 Đối với người sử dụng lao động

Hình thức xử phạt đối với người sử dụng lao động được quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.

Mức phạt tiền đối với hành vi nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Còn với tổ chức thì bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài trọn gói

Dịch vụ làm giấy phép lao động
Dịch vụ làm giấy phép lao động

4. Thời hiệu xử phạt hành chính người nước ngoài không có giấy phép lao động là bao nhiêu năm?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt hành chính như sau:

“Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

…”

Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

“Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

…”

Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính người lao động và người sử dụng lao động không có giấy phép lao động là 01 năm.

Trên đây là những hình thức xử phạt đối với người lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động và cả người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cần nắm chắc những kiến thức pháp lý liên quan đến giấy phép lao động để đảm bảo người lao động của mình không bị vi phạm tránh bị trục xuất.

Xem thêm:

[su_divider size=”1″]

Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng

Related Posts

Xin gia hạn giấy phép lao động

Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Gia hạn giấy phép lao động là thủ tục pháp lý phổ biến thực hiện khi giấy phép lao động chuẩn bị hết hạn để...
Xin cấp lại giấy phép lao động

Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động

Giấy phép lao động là giấy tờ pháp lý cơ bản để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Vì nhiều lý...
Quy định về giấy phép lao động

Thủ tục xin Giấy phép lao động (Work permit) cho người nước ngoài

Giấy phép lao động (hay còn gọi là Work permit) là điều kiện tiên quyết cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Điều...
Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Trường hợp được miễn Giấy phép lao động – Thủ tục, hồ sơ

Pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp nào người nước ngoài được miễn Giấy phép lao động? Hồ sơ, thủ tục, thời hạn...

Dịch vụ tư vấn giấy phép lao động/Work Permit cho người nước ngoài

Công ty Luật LEGALAM đã có hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn làm Giấy phép lao động (Work permit) cho...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359