Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Những lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư, theo đó nêu rõ nội dung hoạt động đầu tư, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và thời hạn thực hiện dự án đầu tư.”
Đây là loại giấy tờ mang ý nghĩa cho phép nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức có thể rót vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam để thực hiện dự án)
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam)
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam)
- Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Hay còn gọi là Hợp đồng dự án PPP – là Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam)
Trong phạm vi vài viết này, LEGALAM sẽ cung cấp đến quý khách hàng thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam đối với dự án không thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có quốc tịch (cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam.
- Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc các ngành nghề bị cấm hoạt động. Tức là là phải nằm trong biểu cam kết WTO.
4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc thành lập cơ sở bán lẻ hàng hóa ngoài địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Đối với một số ngành nghề sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện xin các giấy phép liên quan đến điều kiện hoạt động.- Ví dụ: Kinh doanh thực phẩm thì nhà đầu tư nước ngoài cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Kinh doanh giáo dục: Giấy phép đào tạo. Kinh doanh lữ hành: Giấy phép lữ hành…
Sau khi doanh nghiệp được thành lập nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau thành lập tương tự như doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:
- Treo biển tại trụ sở.
- Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
- Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
- Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
- Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Kê khai nộp thuế theo quy định.
5. Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại LEGALAM
Với phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 20.000.000 VNĐ, LEGALAM sẽ cung cấp tới Quý khách hàng những dịch vụ như sau:
- Luật sư sẽ hướng dẫn quý khách hàng cung cấp thông tin và các giấy tờ thủ tục cần thiết;
- Tư vấn, hướng dẫn quý khách hàng các vấn đề liên quan đến ngành nghề kinh doanh;
- Tư vấn, hướng dẫn quý khách hàng đặt tên dự án, tên doanh nghiệp (theo đúng ngôn ngữ tiếng việt, ngôn ngữ tiếng anh, tiếng quốc tế và tên viết tắt);
- Tư vấn lựa chọn quy mô góp vốn, hình thức góp vốn, cơ cấu tổ chức và quản trị công ty;
- Tư vấn lựa chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Tư vấn về các chế độ báo cáo Nhà đầu tư phải thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thay mặt Khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết với cơ quan nhà nước
- Đồng hành, hỗ trợ pháp lý thường xuyên, chủ động tránh các rủi ro có thể xảy ra.
6. Câu hỏi khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch;
- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (sao kê tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư).
[su_divider size=”1″]
Cố vấn chuyên môn: Luật sư Nguyễn Hoàng