Tư vấn thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh chi tiết, đầy đủ nhất

Bạn đang muốn làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh để mở rộng phạm vi kinh doanh của mình? Vậy điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở thêm địa điểm kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Công ty Luật LEGALAM sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn có thể tự thực hiện.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Tại Khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Theo đó, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng có một số đặc điểm như sau:

+ Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc đặt chi nhánh;

+ Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;

+ Phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Địa điểm kinh doanh không được cùng với trụ sở chính của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh là gì?
Đăng ký địa điểm kinh doanh

Xem thêm: Đăng ký kinh doanh qua mạng là gì? Thủ tục thực hiện 2023

Ưu và nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh

Thành lập một địa điểm kinh doanh sở hữu nhiều ưu điểm và nhược điểm.

Ưu điểm

  • Các thủ tục pháp lý như thành lập mới, thay đổi địa chỉ hay giải thể đơn giản hơn các loại hình khác như chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì thủ tục chấm dứt hoạt động, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng chỉ từ 05 – 07 ngày làm việc tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục cốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như văn phòng đại diện, chi nhánh.
  • Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thì có thể kê khai thuế chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như chi nhánh.
  • Có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh khắp cả nước để mở rộng kinh doanh mà không bị giới hạn về số lượng và phạm vi địa lý.
Ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh
Việc thành lập địa điểm kinh doanh sở hữu khá nhiều ưu điểm

Nhược điểm

Dưới đây là các nhược điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện và chi nhánh:

  • Phải đóng thuế môn bài 1.000.000/năm: Địa điểm kinh doanh đòi hỏi phải đóng thuế môn bài hàng năm, trong khi văn phòng đại diện thì không. 
  • Có thể tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng không được đóng tên trên hợp đồng kinh tế và không được phép đăng ký, sử dụng hóa đơn.
  • Sử dụng chung con dấu: Một nhược điểm của địa điểm kinh doanh so với chi nhánh là không có con dấu riêng. Do đó, doanh nghiệp phải sử dụng chung con dấu với công ty mẹ. Điều này có thể gây rắc rối trong việc thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng và tạo sự phân biệt giữa các thực thể kinh doanh khác nhau.
  • Phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty hoặc chi nhánh.
Nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh đòi hỏi phải đóng thuế môn bài hàng năm

Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu số đăng ký kinh doanh

Quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh

Để đăng ký địa điểm kinh doanh bạn cần phải thực hiện theo các bước sau đây:

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm các thành phần sau:

  • Văn bản thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao của giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm nội dung sau:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh;

c) Tên và địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên và chữ ký của người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Nộp hồ sơ

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở KH & ĐT nơi đặt địa điểm kinh doanh:

Trong thời gian 10 ngày làm việc, tính từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố nơi địa điểm được lập.

Trong thời gian 03 – 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ:

  • Hồ sơ hợp lệ: Cấp giấy CN đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ không hợp lệ: ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở KH & ĐT
Sở Kế hoạch và Đầu tư- nơi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Xem thêm: Đăng ký kinh doanh ở đâu? Lệ phí bao nhiêu?

Một số yêu cầu cơ bản khi đăng ký địa điểm kinh doanh

Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định sau:

Tên địa điểm kinh doanh: 

Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khi đặt tên địa điểm kinh doanh:

  • Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên địa điểm kinh doanh bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
  • Tên địa điểm kinh doanh phải viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc vào yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.

Địa chỉ địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh ở nơi khác ngoài địa điểm trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh có thể được lập tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính/chi nhánh hoặc khác tỉnh.

Mã số địa điểm kinh doanh

Theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.”

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thể là một trong số tất cả các ngành nghề công ty kinh doanh hoặc là toàn bộ những ngành nghề mà công ty mẹ kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh phải tuân thủ theo nhiều quy định

Xem thêm: Mẫu giấy đăng ký kinh doanh mới nhất 2023

Thủ tục cần phải làm sau khi đăng ký địa điểm kinh doanh

Dưới đây là một số thủ tục cần phải làm sau khi đăng ký địa điểm kinh doanh:

  • Treo biển hiệu tại những địa điểm kinh doanh.
  • Cần thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài với mức thuế là 1.000.000 đồng/năm.
  • Nếu có hoạt động kinh doanh phát sinh tại địa điểm này (nếu khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ), cần thực hiện kê khai và báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh đó.
Thủ tục cần phải làm sau khi đăng ký địa điểm kinh doanh
Cần thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài khi đăng ký địa điểm kinh doanh

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở khác tỉnh không?

Có. Hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc chi nhánh ở tỉnh khác. Không chỉ giới hạn trong cùng một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Thành lập địa điểm kinh doanh vào năm 2023 có được miễn phí về thuế môn bài không?

Nếu doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn thuế môn bài trong năm 2023 thì địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm đó cũng sẽ được miễn thuế môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã hoạt động từ trước đó và chỉ thành lập địa điểm kinh doanh trong năm 2023, thì địa điểm kinh doanh đó sẽ phải nộp thuế môn bài.

Công ty được thành lập tối đa là bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Không có hạn chế về số lượng địa điểm kinh doanh mà một công ty có thể thành lập.

Địa điểm kinh doanh có cần phải mua chữ ký số riêng không?

Nếu địa điểm kinh doanh không thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ tại địa điểm đó, thì không cần mua chữ ký số riêng. Tuy nhiên, nếu có hoạt động mua bán hàng hóa thì cần phải mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh đó.

Địa điểm kinh doanh có cần phải kê khai thuế hàng quý không?

Đối với địa điểm kinh doanh ở tỉnh khác có hoạt động kinh doanh, cần sử dụng mẫu hóa đơn chung của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh và gửi thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm.

Ngoài ra, cần kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh. Nếu không có hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh, không cần kê khai thuế chỉ cần đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có cần phải kê khai thuế hàng quý không?
Cần kê khai và nộp thuế GTGT

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi cung cấp các thông tin nhằm giúp doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh một cách dễ dàng nhất. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ dưới đây. Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo của LEGALAM!

Thông tin liên hệ: 

  • Công ty Luật LEGALAM
  • Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A Tòa nhà Keangnam, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 0936 061359
  • Email: congtyluatlegalam@gmail.com

Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe cần thủ tục gì?

Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng

Bài liên quan

Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công

Sản xuất rượu thủ công là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thủ tục xin Giấy phép sản xuất rượu thủ công là cần...

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của...

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Những điều cần biết khi thành lập công ty, doanh nghiệp mà bạn nhất định phải biết. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ, chi phí...

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là điều kiện cần thiết để hoạt động trong lĩnh vực này vì đây là ngành nghề...

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?

Mở tiệm tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không? Thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp...

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh bể bơi

Xin Giấy phép kinh doanh bể bơi là thủ tục pháp lý cần thiết để cơ sở kinh doanh bể bơi đáp ứng đầy đủ...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359