Công ty tăng vốn điều lệ trong các trường hợp nào? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ công ty từng loại hình chi tiết nhất 2024. Tất cả được giải đáp trong bài viết sau của LEGALAM.
1. KHI NÀO CẦN TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY
Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do mà doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ công ty. Sau đây là một vài lý do phổ biến:
- Mở rộng phạm vi, quy mô đầu tư kinh doanh
- Đủ điều kiện đăng ký những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn pháp định (vốn tối thiểu)
- Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng hoặc tăng hạn mức vay của các tổ chức tài chính
- Đáp ứng điều kiện kinh doanh như tham gia đấu thầu, lên sàn giao dịch chứng khoán…
- Tăng giá trị cổ phiếu: Khi tăng vốn điều lệ, giá trị cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên;
- Nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường
2. CÁC HÌNH THỨC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ TỪNG LOẠI HÌNH CÔNG TY
a) Công ty cổ phần
Công ty cổ phần có thể giảm vốn trong các trường hợp sau:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật doanh nghiệp 2020;
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật doanh nghiệp 2020.
b) Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên góp thêm vốn thông qua 02 phương án sau:
- Chủ sở hữu tự góp thêm vốn
- Huy động vốn từ người khác
c) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Tăng vốn góp từ thành viên công ty
- Huy động thêm vốn góp từ thành viên mới
3. HỒ SƠ TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY
Hồ sơ tăng vốn điều lệ Công ty bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi vốn điều lệ;
- Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ.
- Văn bản xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới;
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của cổ đông/thành viên mới mới (trường hợp có cổ đông/thành mới góp vốn vào công ty);
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục;
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền.
4. QUY TRÌNH, THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY
Sau khi nhận được thông báo hợp lệ, nhận kết quả qua 02 con đường:
- Nhận trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh
- Qua đường bưu điện
Nếu Quý khách cảm thấy thủ tục, hồ sơ quá phức tạp, Quý khách có thể tham khảo dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty tại LEGALAM để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
Xem thêm:
5. THỜI HẠN GÓP VỐN KHI TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY
- Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định khi thành lập doanh nghiệp vốn điều lệ cần phải góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có giấy chứng đăng ký kinh doanh.
- Còn đối với thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ công ty, thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày góp đủ vốn doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
6. LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY
- Khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp nên hoàn thành tăng vốn điều lệ rồi mới thực hiện thủ tục tăng để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
- Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn, vì khi muốn giảm vốn sẽ khó khăn hơn vì cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn, phải đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm, cũng như thanh toán các khoản nợ của công ty;
- Trường hợp tăng vốn điều lệ làm thay đổi mức thuế môn bài công ty phải nộp, thì công ty cần thực hiện thủ tục:
-
- Kê khai và nộp tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
- Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung.
- Không thuộc các trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Sau khi tăng vốn điều lệ, thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm đối với phần vốn của mình sau khi đăng ký thay đổi trong doanh nghiệp.
7. DỊCH VỤ TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TẠI LEGALAM
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, mời bạn tham khảo dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty của LEGALAM. Bạn sẽ nhận được:
- Tư vấn pháp luật miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan
- Tư vấn phương án pháp lý tối ưu nhất về hiệu quả và chi phí
- Thay mặt Khách hàng soạn thảo và nộp hồ sơ
- Thay mặt Khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
- Xử lý các tình huống phát sinh
- Theo dõi và nhận kết quả giao tận nơi
- Tư vấn pháp luật miễn phí sau dịch vụ