Nhiều người thắc mắc một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Có yêu cầu về vốn khi thành lập nhiều công ty không? Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan đến vấn đề này dựa trên quy định pháp luật hiện hành.
1. Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?
Theo quy định pháp luật, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì sẽ có quy định khác nhau về quyền thành lập của cá nhân.
1.1 Đối với doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020:
[su_divider size=”1″]
Cố vấn chuyên môn: Luật sư Nguyễn Hoàng
Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
1.2 Đối với Công ty hợp danh
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020:
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Theo đó, pháp luật không có quy định giới hạn số lượng công ty hợp danh mà 01 cá nhân có thể lập. Tuy nhiên, thành viên hợp danh cần có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại để làm thành viên hợp danh của một công ty khác.
Ngoài ra, thành viên hợp danh có thể là thành viên góp vốn của nhiều công ty hợp danh khác mà không bị hạn chế hay sự đồng ý của bất kỳ ai.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty hợp danh
1.3 Công ty TNHH và Công ty cổ phần
Hiện nay, pháp luật không có quy định giới hạn quyền thành lập Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu Công ty cổ phần, Công ty TNHH cũng được, phụ thuộc vào khả năng tài chính và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
Thủ tục thành lập Công ty TNHH 2 thành viên
2. Có yêu cầu về vốn đối với mỗi doanh nghiệp thành lập?
Doanh nghiệp tự quyết định mức vốn điều lệ sao cho phù hợp khả năng tài chính và kế hoạch, quy mô kinh doanh. Vốn điều lệ để thành lập công ty không phụ thuộc vào số lượng hay loại hình doanh nghiệp muốn thành lập.
- Nếu doanh nghiệp đăng ký những ngành nghề kinh doanh thông thường thì để vốn điều lệ bao nhiêu cũng được.
- Nếu doanh nghiệp đăng ký những ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định thì mức vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định.
Ngoài ra, khi đăng ký thành lập nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp phải cân nhắc một số yếu tố sau:
- Khả năng tài chính để duy trì hoạt động các doanh nghiệp
- Đảm bảo khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của từng công ty: lệ phí môn bài hàng năm, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
3. Quy trình đăng ký thành lập nhiều doanh nghiệp có cần lưu ý gì không?
Về cơ bản, quy trình đăng ký không có sự khác biệt đáng kể. Mỗi doanh nghiệp sẽ được đăng ký độc lập và phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, khi thành lập nhiều doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý:
- Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty riêng cho từng doanh nghiệp
- Đảm bảo tính độc lập về tài chính và quản lý giữa các doanh nghiệp.
- Có thể mất nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình đăng ký và quản lý.
4. Việc quản lý thuế và kế toán cho nhiều doanh nghiệp có lưu ý gì đặc biệt không?
Khi quản lý nhiều doanh nghiệp cùng lúc, cần chú ý các điểm sau về thuế và kế toán:
- Mỗi doanh nghiệp phải có hệ thống kế toán riêng và hạch toán độc lập.
- Tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế cho từng doanh nghiệp.
- Tránh việc chuyển giá hoặc các giao dịch không hợp lý giữa các doanh nghiệp.
- Lưu ý về quy định kê khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhiều nguồn.
- Có thể cần thuê dịch vụ kế toán chuyên nghiệp để đảm bảo tuân thủ đúng quy định cho mỗi doanh nghiệp.
Trên đây là những nội dung pháp lý liên quan cho câu hỏi “Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?” Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục thành lập công ty, hãy liên hệ ngay cho LEGALAM để được tư vấn miễn phí.
[su_divider size=”1″]
Cố vấn chuyên môn: Luật sư Nguyễn Hoàng