Thủ tục và các bước đăng ký giấy phép kinh doanh Spa chi tiết

Xin cấp giấy phép kinh doanh spa sẽ phức tạp hơn so với đăng ký các ngành nghề kinh doanh thông thường, vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh spa như thế nào? Cùng Công ty Luật LEGALAM đi tìm hiểu thông tin để giải đáp thắc mắc trên thông qua nội dung bài viết bên dưới đây nhé!

1. TÌM HIỂU KINH DOANH SPA DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LÝ

Spa là gì?

SPA có thể được hiểu là các dịch vụ cung cấp các trải nghiệm làm đẹp, thư giãn và chăm sóc sức khỏe cho khách hàng trong một không gian thư giãn. SPA có thể bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như xông hơi, mát-xa, chăm sóc da, chăm sóc tóc, làm đẹp và nhiều dịch vụ khác liên quan đến chăm sóc cá nhân. Vậy nên, về mặt pháp lý, khi sử dụng từ “spa” để đăng ký ngành nghề là không chính xác.

Có thể phân loại dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp thành 02 hình thức chính:

  • Spa chăm sóc sắc đẹp không bao gồm dịch vụ massage
  • Spa chăm sóc sắc đẹp bao gồm dịch vụ massage
Kinh doanh Spa là hoạt động như thế nào?
SPA có thể được hiểu là các dịch vụ cung cấp các trải nghiệm làm đẹp

Các mã ngành liên quan đến Spa

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh doanh, các mã ngành dùng để đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) bao gồm:

Mã ngành 9610: Dịch vụ massage, tắm hơi và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ (trừ các hoạt động thể thao). Chi tiết trong nhóm này bao gồm dịch vụ tắm nắng, tắm hơi, massage, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (như đánh mỡ bụng hoặc làm thon thả thân hình…).

Mã ngành 9631: Cắt tóc, gội đầu, làm đầu. Chi tiết trong nhóm này bao gồm:

  • Cắt tóc, uốn, ép tóc, sấy, nhuộm tóc, gội đầu, duỗi thẳng và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; 
  • Phun thêu thẩm mỹ chân mày hoặc làm mắt môi.
  • Tỉa, cắt và cạo râu.
  • Massage mặt, làm móng tay, trang điểm, làm móng chân…..

Lưu ý: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

Các mã ngành liên quan đến Spa
Mã ngành 9610 bao gồm dịch vụ tắm hơi và các dịch vụ tăng cường sức khỏe

2. Kinh doanh Spa có bắt buộc xin Giấy phép kinh doanh?

Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/03/2007) của Chính phủ, Khoản 1 Điều 3 quy định rằng việc mở Spa cần phải đăng ký kinh doanh tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi bắt đầu hoạt động chính thức.

Mục đích của quy định này là để giới hạn và kiểm soát hoạt động của những cá nhân thiếu trình độ và năng lực chuyên môn. Điều này nhằm giúp bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Nói chung, việc kinh doanh chỉ được coi là hợp lệ và hợp pháp khi có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và giấy phép đăng ký.

Có bắt buộc xin Giấy phép kinh doanh Spa?
Mở Spa cần phải đăng ký kinh doanh tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Xem thêm:

3. Điều kiện đăng ký Giấy phép kinh doanh Spa

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cần phải tuân thủ các quy định sau:

Trường hợp kinh doanh Spa mà không có các hoạt động massage/ xoa bóp

Trong trường hợp này chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường và được phép hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Cơ sở dịch vụ xoa bóp/massage không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động tuy nhiên theo quy định thời hạn trong 10 ngày, trước khi cơ sở kinh doanh spa tiến hành hoạt động cần có văn bản thông báo đủ điều kiện để gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý.

Điều kiện đăng ký Giấy phép kinh doanh Spa
Điều kiện để có thể đăng ký Giấy phép kinh doanh Spa

Trường hợp kinh doanh Spa bao gồm các hoạt động massage/ xoa bóp

Trong trường hợp này, chủ thể kinh doanh ngoài việc xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải xin thêm một số loại Giấy phép con sau:

  • Thứ nhất: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
  • Thứ hai: Chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất – thiết bị

Cơ sở kinh doanh spa phải có địa điểm cố định và đủ ánh sáng đồng thời tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình và nơi ở. Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ Spa các phòng xoa bóp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Mỗi phòng xoa bóp phải có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp cho đến phòng bác sĩ hoặc đến nơi đón tiếp khách hàng;
  • Tại phòng Spa phải có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ phóng to và dễ đọc đồng thời dán hoặc treo trực trên tường phòng Spa và được in trên khổ giấy A1.
  • Cơ sở kinh doanh spa phải có phòng tắm đảm bảo vệ sinh, điện, nước và những điều kiện vệ sinh khác để tiến hành việc chăm sóc khách hàng.
  • Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; gối, ga trải giường, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
  • Có giường khám bệnh, bàn làm việc, tủ thuốc cấp cứu và một số dụng cụ y tế (nhiệt kế, ống nghe, huyết áp, bơm kim tiêm) tại phòng trực bác sĩ;
  • Có đầy đủ thuốc cấp cứu thông thường. 

     2. Điều kiện về nhân sự 

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ, y sỹ hoặc kỹ thuật viên và phải thuộc một trong các chuyên ngành hoặc có chứng chỉ đào tạo các chuyên khoa như phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Đối với trường hợp có chỉ định thuốc thì bác sĩ thuộc các chuyên ngành nêu trên phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
  • Nhân sự và chuyên viên làm việc tại cơ sở kinh doanh Spa phải có chứng chỉ/giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp và có thẩm quyền cấp nếu tiến hành thực hiện kỹ thuật xoa bóp.
  • Nhân viên và chuyên viên tại cơ sở spa khi thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục sạch, đẹp, gọn gàng và có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên đồng thời có ảnh 3 cm x 4 cm.
Trường hợp kinh doanh Spa bao gồm các hoạt động massage/ xoa bóp
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cần phải tuân thủ các quy định

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh rượu mới nhất

4. Quy trình, thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh Spa

Dưới đây là quy trình và các thủ tục thường gặp khi đăng ký kinh doanh Spa:

Trường hợp kinh doanh Spa mà không có các hoạt động massage/ xoa bóp

Đối với hình thức này, bạn chỉ cần xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau để hoạt động:

Đối với hình thức đăng ký hộ kinh doanh:

    • Chuẩn bị hồ sơ (01 bộ):
      • Giấy đề nghị dùng để đăng ký hộ kinh doanh.
      • Giấy tờ pháp lý của cá nhân chủ hộ kinh doanh và thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
      • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
      • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (nếu có).
    • Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại các Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh.
  • Kết quả:
    • Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
    • Hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiến hành thông báo bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh hoặc người nộp hồ sơ về những lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Đối với hình thức đăng ký thành lập công ty:

  • Chuẩn bị hồ sơ (01 bộ):
    • Giấy đề nghị ĐKKD.
    • Điều lệ của Công ty.
    • Danh sách thành viên hoặc cổ đông (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần).
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có vốn góp nước ngoài
    • Giấy tờ bổ sung trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức
    • Văn bản ủy quyền cho cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)
    • Các giấy tờ khác liên quan khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Thủ tục các bước tiến hành:

Bước 1:  Nộp hồ sơ

Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Xem xét hồ sơ

Trong thời gian từ 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và trả kết quả hồ sơ:

  • Hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy phép Đăng ký kinh doanh
  • Hồ sơ không hợp lệ: ra thông báo sửa đổi và bổ sung( nếu có)

Bước 3: Hoàn thiện những thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã có Giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp tiến hành những thủ tục bắt buộc sau:

  • Khắc dấu Công ty, dấu chức danh
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản cho Công ty
  • Kê khai thuế và nộp thuế môn bài
  • Treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính
  • Mua chữ ký số và đăng ký nộp thuế điện tử
  • Mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn với cơ quan thuế
  • Thực hiện nghĩa vụ thuế trong suốt quá trình hoạt động: Thuế là nghĩa vụ cơ bản pháp luật đã quy định phải tuân thủ.

 

 

 

 

 

 

 

 Hoàn thiện những thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Hoàn thiện những thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Xem thêm:

Trường hợp kinh doanh Spa bao gồm các hoạt động massage/ xoa bóp

Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy trình, thủ tục ở trên, chủ cơ sở Spa tiếp tục tiến hành thủ tục xin các loại Giấy phép con theo các điều kiện đã phân tích ở trên.

Trường hợp kinh doanh Spa bao gồm các hoạt động massage/ xoa bóp
Trường hợp kinh doanh Spa bao gồm các hoạt động massage/ xoa bóp

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dược

5. Dịch vụ xin Giấy phép đăng ký kinh doanh Spa tại LEGALAM

LEGALAM là một công ty luật uy tín và chuyên nghiệp, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn xin Giấy phép kinh doanh Spa đáng tin cậy và hiệu quả. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về pháp lý lĩnh vực làm đẹp thì chúng tôi cam kết đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình xin giấy phép kinh doanh Spa.

Dưới đây là một số dịch vụ được cung cấp bởi Công ty Luật LEGALAM:

  • Tư vấn về quy định pháp luật: Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng những tư vấn chi tiết về các điều kiện cần thiết để xin giấy phép kinh doanh Spa. Điều đó giúp đảm bảo rằng quý khách hàng có thể nắm rõ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn và tư vấn về quy trình cũng như thủ tục cần thiết để hoàn thiện quá trình thành lập.
  • Cung cấp tư vấn về các loại hình công ty khác nhau và hướng dẫn khách hàng trong việc lựa chọn loại hình phù hợp với mục đích kinh doanh của mình.
  • LEGALAM hỗ trợ và tư vấn quý khách hàng trong việc đặt tên công ty để giúp quý khách hàng có thể đặt tên sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
  • Cung cấp tư vấn về địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
  • Tư vấn chi tiết về ngành nghề kinh doanh Spa, bao gồm các giấy phép và điều kiện cần thiết để hoạt động một cách hợp pháp và đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh Spa uy tín, chuyên nghiệp
Công ty Luật LEGALAM cung cấp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp

Xem thêm:

6. Câu hỏi thường gặp về Giấy phép kinh doanh Spa

Kinh doanh Spa có cần phải xin giấy phép không?

Có. Đối với cơ sở Spa không có hoạt động massage/xoa bóp thì chỉ cần xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (cho hộ kinh doanh hoặc công ty). Đối với cơ sở Spa có hoạt động massage/xoa bóp thì cần phải xin thêm một số loại Giấy phép con theo quy định.

Để kinh doanh Spa cần những điều kiện gì?

  • Điều kiện về các loại giấy phép theo quy định
  • Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị
  • Điều kiện về nhân sự: chứng chỉ hành nghề, bằng cấp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh Spa

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư/UBND cấp huyện: đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Cơ quan công an cấp huyện: Giấy phép an ninh trật tự

Thời gian xin tất cả các loại giấy phép để được phép hoạt động kinh doanh Spa là bao lâu?

Thông thường từ 30-45 ngày để hoàn tất thủ tục xin các loại giấy phép kinh doanh Spa.

Chi phí xin Giấy phép kinh doanh hoạt động Spa là bao nhiêu?

Tùy loại hình kinh doanh Spa là hộ kinh doanh hay công ty thì chi phí sẽ khác nhau. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, mời bạn tham khảo dịch vụ thành lập công ty tại LEGALAM.

Dịch vụ trọn gói mất thời gian bao lâu để hoàn thành?
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh trọn gói sẽ mất khoảng 03-05 ngày

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi cung cấp các thông tin chi tiết về việc xin cấp giấy phép kinh doanh Spa. Hy vọng nội dung mà Công ty Luật LEGALAM chia sẻ phía trên đây sẽ hữu ích với quý độc giả!

Tham khảo:

Cố vấn chuyên môn bởi: Luật sư Nguyễn Hoàng

Bài liên quan

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh?

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì nên đăng ký dưới hình thức nào? Điều kiện,...
Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không? Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài...
Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân hay không?

Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không

“Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? ” Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đoc gửi về LEGALAM. Bài viết sau...
Quy định về thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Quy định về thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Bạn cần tìm hiểu về “Thuế cho hộ kinh doanh cá thể” để đảm bảo việc kinh doanh của mình tuân thủ pháp luật và...
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể

Quy định về vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

Vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể được pháp luật quy định như thế nào? Nên để mức vốn cao hay thấp? LEGALAM...
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh [Góc giải đáp]

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh là thắc mắc của rất nhiều người bởi mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm...

Bạn cần hỗ trợ!

Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn ngay trong ngày làm việc. Nếu cần gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi!

Gọi : 0936 061 359

congtyluatlegalam@gmail.com T2 – T6 09:00-17:00

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
0936 061 359

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
0936 061 359

TƯ VẤN GIẤY PHÉP CON
0936 061 359

TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
0936 061 359